KỸ
NĂNG CHÀO HỎI TRONG GIAO TIẾP
BÍ KIẾP
GIÚP CUỘC
GIAO TIẾP
ẤN
TƯỢNG
VÀ THÀNH CÔNG
@ Trong kỹ
năng giao tiếp, kỹ
năng chào hỏi đóng vai trò rất
quan trọng
để
gây ấn
tượng
ban đầu
dành cho đối phương.
Khi bạn
chào hỏi
một
ai đó, những lời
chào hỏi
của
bạn
được
ví như
chiếc
chìa khóa, là tiền đề
quyết
định
một
cuộc
trò chuyện
thành công hay thất bại.
@ Đối
với
những
người
bạn
chưa
quen, việc
chủ
động
cất
lời
chào sẽ
cho bạn
những
mối
quan hệ
mới,
gây được
ấn
tượng
ban đầu
với
đối
phương.
Khi bạn
tạo
được
thiện
cảm
cho người
khác cũng đồng nghĩa cuộc
trò chuyện
của
bạn
đã thành công một nửa.
Một
lời
chào hỏi
tốt
sẽ
khiến
người
mới
quen cảm
giác đã thân thiết với
bạn
từ
lâu, nhờ
vậy
họ
sẽ
mở
lòng nhiều
hơn
khi nói chuyện
với
bạn.
@ Để lời chào hỏi phát huy được hết tác dụng của nó, với mỗi đối tượng giao tiếp trong từng hoàn cảnh khác nhau cần có một cách chào hỏi khác nhau.
@ Để lời chào hỏi phát huy được hết tác dụng của nó, với mỗi đối tượng giao tiếp trong từng hoàn cảnh khác nhau cần có một cách chào hỏi khác nhau.
I./ Kỹ
năng chào hỏi đối
với
người
lạ:
@ Người
lạ
là người
bạn
phải
tự
chủ
động
làm quen. Lúc này việc chào hỏi
quyết
định
rất
nhiều,
đây là một
trong những
kỹ
năng giao tiếp với
người
lạ
giúp bạn
có được
một
mối
quan hệ
mới,
một
cuộc
nói chuyện
hoặc
không bao giờ.
Để
chào hỏi
người
lạ
thành công, bạn nên thực
hiện
theo các bước sau:
1./ Tiếp
cận
người
bạn
cần
giao tiếp:
@ Bạn
nên tìm cách tiếp cận
với
họ
một
cách đường
đường
chính chính, không nên lén lút. Bạn
nên xuất
hiện
trước
mặt
họ
và tiếp
cận
bằng
ánh mắt
và nụ
cười,
thể
hiện
sự
thân thiện
trong nụ
cười
của
mình. Chỉ
nên mỉm
cười
thay vì cười thoải
mái đối
với
người
chưa
quen. Tiếp
đó là chủ
động
chào hỏi
bằng
những
câu xã giao đơn giản
Chào bạn
/ chào anh/ chào chị, chào Cô, chào chú….
2./ Chờ
sự
phản
hồi
của
đối
phương
và bắt
đầu
cuộc
trò chuyện:
@ Sau khi cất
lời
chào xã giao, bạn đừng
vội
nói thêm điều gì vì sự
hấp
tấp
của
bạn
có thể
làm đối
phương
sợ
hãi. Đối
phương
sẽ
có thể
đáp lại
bạn
nhưng
chỉ
theo phép lịch sự
cơ
bản
hoặc
họ
nhanh chóng phớt lờ
muốn
rời
đi. Nếu
họ
nghi ngờ
hoặc
bỏ
đi khi bạn
chào hỏi,
cũng đừng
hỏi
theo họ
mà hãy chấp nhận
thất
bại
và cố
gắng
vào những
cuộc
gặp
gỡ
tiếp
theo.
@ Vậy
nên sau khi chào, bạn cần
đợi
sự
phản
hồi
của
đối
phương
và bắt
đầu
trò chuyện
khi đối
phương
có dấu
hiệu
giao tiếp.
Khi bắt
đầu
cuộc
nói chuyện
bạn
hãy nói từ những
chuyện
đơn
giản,
đợi
sự
thân thiết
nhất
định
rồi
đi vào chuyện chính. Đừng
vội
mời
cô gái đi chơi hoặc
xin số
điện
thoại.
II./ Kỹ
năng chào hỏi đối
với
người
đã quen:
@ Đối
với
những
người
bạn
đã quen nhưng chưa
thân thiết
bạn
nên có cách ứng xử
phù hợp
khi chào hỏi. Bạn
nên cởi
mở,
chủ
động
mỉm
cười
và cách ứng
xử
có thể
là một
cái bắt
tay thân thiện từ
bạn.
@ Bạn
nên cần
biết
qua về
kỹ
năng bắt
tay để
có thể
tạo
ấn
tượng
cho đối
phương
từ
chính cái bắt tay chào hỏi
đó. Trong khi bắt tay với
đối
phương,
bạn
không nên im lặng mà nên bộc
lộ
cảm
xúc của
bản
thân về
cuộc
gặp
gỡ
thông qua một lời
chào xã giao phù hợp. Ví dụ
như
“lâu quá mới
được
gặp
anh”, “ hôm nay được gặp
anh rất
vui” đối
với
người
cùng trang lứa mà bạn
vừa
được
giới
thiệu.
@ Lúc này bạn nên có một lời khen nhẹ nhàng dàng cho đối phương, ví dụ: “chị hôm nay trông trẻ quá”, “anh ăn mặc phong cách thế”. Bằng cách này chắc hẳn bạn không chỉ gây được thiện cảm với đối phương mà còn với tất cả những người có mặt xung quanh.
@ Lúc này bạn nên có một lời khen nhẹ nhàng dàng cho đối phương, ví dụ: “chị hôm nay trông trẻ quá”, “anh ăn mặc phong cách thế”. Bằng cách này chắc hẳn bạn không chỉ gây được thiện cảm với đối phương mà còn với tất cả những người có mặt xung quanh.
@ Đương
nhiên bạn
không thể
chỉ
chào hỏi
rồi
thôi, sau khi chào hỏi bạn
cần
có chủ
đề
để
bắt
đầu
một
cuộc
nói chuyện.
Bạn
có thể
nói về
công việc,
chuyện
học
tập,
chuyện
gia đình, con cái, sức khỏe…
tùy thuộc
vào mỗi
đối
tượng
sẽ
có một
chủ
đề
khác nhau, tránh nói những chủ
đề
chỉ
có bạn
hiểu
mà người
khác thì không.
@ Khi trò chuyện
bạn
nên hướng
cuộc
nói chuyện
về
đối
phương
thay vì tự
nói về
mình và hãy nói chuyện thật
đơn
giản
và thoải
mái.
III./ Kỹ
năng chào hỏi trong môi trường
kinh doanh:
@ Chào hỏi
khách hàng và đối tác không chỉ
là thể
hiện
con người
bạn,
mà còn đại
diện
cho cả
doanh nghiệp của
bạn
trong môi trường kinh doanh. Do vậy
việc
chào hỏi
ảnh
hưởng
đến
chuyện
làm ăn kinh doanh của bạn.
@ Trước
khi chào hỏi đối
tác hay khách hàng bạn cần
chuẩn
bị
ngoại
hình của
mình phải
gọn
gàng và các trang phục quần
áo giày dép chỉn chu, lịch
sự.
Cùng với
đó là phong thái tự tin và thân thiện.
Tuyệt
đối
không chào hỏi đối
tác kinh doanh khi bạn chưa
sẵn
sàng về
diện
mạo
của
mình.
@ Khi chào hỏi
đối
tác khách hàng có vị trí và cấp
bậc,
chức
cụ
cao hơn
bạn,
bạn
nên kết
hợp
thêm với
cử
chỉ
như
cúi đầu
hoặc
bắt
tay.
Quy tắc
chung khi chào hỏi khách hàng đối
tác:
1./ Hãy đứng
lên khi bạn gặp
gỡ
khách hàng:
@ Điều
này sẽ
khiến
bạn
giành được
sự
thiện
cảm
của
khách và tạo ra cảm
giác tôn trọng khách. Nếu
như
bạn
không đứng
lên, mà vẫn tiếp
tục
ngồi
để
chào hỏi,
có nghĩa bạn muốn
gửi
đến
người
đó một
thông điệp
rằng
anh ta không đủ quan trọng
khiến
bạn
phải
rời
bỏ
công việc
đang dở
dang để
tiếp
chuyện
với
anh ta.
@ Còn nếu
trong trường
hợp,
vì một
lý do khách quan nào đó mà bạn không thể
đứng
lên được
(ví dụ
như
đang nghe điện
thoại),
hãy cúi chào nghĩa là bạn gửi
đến
khách một
thông điệp
là bạn
đang bận
và sẽ
tiếp
đón sau khi giải quyết
xong.
@ Yêu cầu
cơ
bản
về
tư
thế
đứng:
phải
ngay ngắn,
đầu,
cổ,
thân, mình và hai chân thẳng góc với
mặt
đất;
Hai vai ngang bằng; Hai cánh tay và
bàn tay thả lỏng
theo hai phía thân người một
cách tự
nhiên; Mắt
nhìn thẳng,
nhìn được
4 hướng
xung quanh; Miệng hơi
mím; Vẻ
mặt
tươi
cười.
** Với
nữ:
Đứng
hai chân thành hình chữ V - tức
là đầu
gối
và gót chân khép vào với nhau, hai chân mở
rộng
với
khoảng
cách bằng
hai nắm
tay. Hoặc
đứng
thẳng,
hai chân khép lại, hoặc
để
trọng
tâm rơi
vào một
chân, còn chân kia vượt qua chân trước,
hơi
thả
lỏng,
hai tay chắp lại
để
trước
bụng.
@ Tư
thế
đứng
của
nữ
có đặc
điểm
nữ
tính, cần
phải
biểu
hiện
sự
ôn hoà, mềm mại,
tinh tế,
kín đáo, làm cho người ta có cảm
giác đẹp
nhẹ
nhàng.
@ Khi nữ
đứng,
2 chân càng khép chặt càng tốt,
và rộng
nhất
cũng không được vượt
quá chiều
ngang của
hai vai. Khi mặc lễ
phục
hoặc
tạp
dề,
thì không bao giờ hai chân tách rời
nhau và song song với nhau, mà chân trước
phải
cách chân sau khoảng 5 phân và dồn
trọng
tâm vào một chân.
** Đối
với
nam: hai chân khép lại, cũng có thể
hai chân choãi ra, khoảng cách giữa
2 chân bằng
1 bàn chân hoặc chiều
rộng
của
vai, người
không nghiêng ngả, nếu
đứng
lâu mỏi
có thể
đổi
thế
đứng
chân trước,
chân sau nhưng người
vẫn
phải
thẳng,
không được
đổi
chân trước
sau quá nhiều lần
hoặc
chéo chân quá rộng. Khi đứng
nếu
tay không cầm gì thì chắp
2 tay ở
phía trước,
hoặc
để
sau lưng.
@ Thế
đứng
của
nam nhân viên phục vụ
phải
thể
hiện
được
sự
mạnh
khoẻ
của
người
đàn ông, thể hiện
sự
cường
tráng, uy phong, gây cho người ta một
cảm
giác mạnh,
tư
thế
đứng
cần
phải
tự
nhiên, đẹp,
trang nhã. Khi đứng dù ở
tư
thế
nào chỉ
có chân và góc chân được thay đổi,
còn người
phải
giữ
cho được
thẳng,
vẻ
mặt
hướng
lên trên.
2./ Hãy mỉm
cười
lúc tiếp
xúc khách hàng:
@ Sự
biểu
lộ
nụ
cười
trên gương
mặt
còn có ý nghĩa hơn lời
nói rất
nhiều.
Hãy nhìn khách hàng và mọi người
như
thể
là bạn
rất
vui mừng
được
gặp
gỡ
họ
mà không chú ý tới những
gì đang diễn ra trong đầu
óc và suy nghĩ của bạn.
3./ Hãy thể
hiện
sự
giao tiếp
với
khách hàng bằng mắt:
@ Hãy nhìn trực
diện
vào mắt
người
đối
diện,
như
muốn
nói với
họ
rằng
bạn tập
trung sự
chú ý và quan tâm đến những
gì họ
nói. Nếu
bạn
nhìn sang hướng khác hay nhìn chằm
chằm
vào một
nơi
nào khác, bạn
sẽ
khiến
họ
nghĩ bạn
đang mong chờ sự
có mặt
của
một
ai đó và như muốn
chấm
dứt
nhanh chóng cuộc gặp
gỡ
này.
4./ Khi chào hỏi
khách hàng hãy chủ động
giới
thiệu
bản
thân:
@ Ngay khi bạn
tiếp
cận
khách hàng hãy nhắc với
họ
bạn
là ai, bạn
ở
đâu, bạn
làm gì... Đừng đứng
im và yên lặng như
thể
ai đó có nhiệm vụ
phải
giới
thiệu
họ
với
bạn
trước.
Kèm theo lời giới
thiệu
bản
thân bạn
tên là gì, bạn nên nói cho họ
biết
khi nào họ có thể
cần
đến
bạn.
Tự
giới
thiệu
tên mình sau đó khéo léo hỏi tên khách nếu
là khách đến lần
đầu,
chưa
biết
quý danh.
@ Có thể
chào đón khách bằng các đại
từ
nhân xứng
lịch
thiệp
như:
Ngài, quý ông, quý bà, bằng
tên họ
kèm theo các chức danh, chức
vụ...
@ Sử
dụng
lời
chào đón chuẩn mực
như
một
mẫu
chào khách. Ví dụ: "xin chào đón
anh / chị
đã đến
với
công ty chúng Em. Em có thể giúp được
gì cho Anh / Chị ạ?.."
Kỹ
năng chào hỏi ngày càng trở
nên quan trọng với
cuộc
sống
hội
nhập
như
hiện
nay. Biết
cách chào hỏi cũng là lúc bạn
biết
cách chinh phục được
tình cảm
của
người
khác.
Chúc bạn
thành công trong giao tiếp và trong công việc!
Mr. Trương Lam Sơn
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Mr. Trương Lam Sơn
TruongLamSon@gmail.com
Tel: 0918 407070
****************
Cty TNHH BE THE RICH
– www.BeTheRich.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét