CẢM
XÚC CỦA
CON NGƯỜI
VÀ CÁCH QUẢN TRỊ
CẢM
XÚC
15 BÍ QUYẾT
GIÚP BẠN
QUẢN
TRỊ
CẢM
XÚC ĐỂ
TIẾN
TỚI
THÀNH CÔNG
** Cảm
xúc là gì? Ai cũng có cảm xúc nhưng
định
nghĩa cảm
xúc là khác nhau? con người có điều
khiển
được
cảm
xúc không? làm sao để quản
trị
cảm
xúc.
** Khi giao tiếp,
những
hành vi hành động thể
hiện
cảm
xúc như:
sự
không chấp
nhận,
tức
giận,
ghen ghét, buồn vui … có tác động
xấu
đến
mối
quan hệ
của
bạn
và người
đối
diện.
Đó là hậu
quả
của
việc
hành động
theo cảm
xúc và không giữ được
bình tĩnh và mất lý trí do nông nổi
nhất
thời.
Cách chúng ta có thể vượt
qua được
chính là tìm cách kiểm soát cảm
xúc của
mình trong giao tiếp.
** Học
cách kiểm
soát cảm
xúc chưa
bao giờ
là dễ
dàng cả,
nhất
là những
bạn
trẻ.
Tuy nhiên nếu cố
gắng
rèn luyện
và điều
chỉnh
cảm
xúc thường
xuyên từng
ngày, chắc
chắn
bạn
sẽ
cải
thiện
dần
và thành công trong việc làm chủ
cảm
xúc cá nhân của mình.
I./ Cảm xúc là gì?
** Cảm xúc hay xúc cảm là một hình thức phản ứng hay rung
động của con người trước các tác động của ngoại cảnh, về thái độ của chính mình đối với sự vật, hiện tượng của khách quan, với người khác và với bản thân.
** Sự hình thành cảm xúc là một điều kiện tất yếu của sự phát triển con người như là một nhân cách. Cảm xúc của mỗi người là khác nhau: Với mỗi người khác nhau thì cách họ phản ứng lại với cùng 1 sự việc là khác nhau. Một đặc trưng của cảm xúc là có
tính đối cực: yêu và ghét, ưa thích và không ưa thích, xúc động và dửng dưng.
** 14 cảm xúc cơ bản nhất là: sợ hãi, tự tin, giận dữ, bằng hữu, bình tĩnh, thù địch, xấu hổ, vô liêm sỉ, đáng thương, tử tế, ganh tỵ, căm phẫn, tranh đua và coi thường.
1./ Cảm xúc có 2 mặt tích cực và tiêu cực:
** Cảm xúc hay thái độ tiêu cực là những cảm xúc có
thái độ thụ động, đấu tranh, gồm: Chán, Ghét, hận, Tức giận, kích động, quá
khích. Sợ hãi, nhút nhát.
** Cảm xúc hay thái độ tích cực là những cảm xúc có
thái độ khẳng định gồm: Thích,Yêu, Hưng phấn, phấn khích, Tự tin
2./ Cảm xúc bao gồm cảm xúc ẩn giấu và cảm xúc bộc lộ:
** Cảm xúc ẩn giấu là loại cảm giác của con người có phản ứng lại tác động của thế giới quan. Thế như họ không biểu lộ nó ra bên ngoài thông qua cử chỉ và hành động, gọi nó là cảm xúc đè
nén. Đây là một trong những loại cảm xúc đa phần có tác động tiêu cực.
** Cảm xúc bộc lộ là loại cảm xúc của con người được bộc lộ trực tiếp qua gương mặt, cử chỉ và hành động của người bị tác động. Cách họ thể hiện cảm xúc sẽ cho phép người đối diện đoán biết được tính cách, và hành động sắp diễn ra của người bị tác động.
** Cảm xúc là thứ khó điều khiển nhất của con người nên dễ bị rung động. Cho nên cảm xúc là đối trọng lớn nhất của lý trí. Đa số những người bình thường họ thường sống theo cả xúc nhiều hơn. Vì vậy nếu bạn khai thác được điểm này bạn sẽ dễ dàng điều khiển được hành vi của người khác.
II./ Tổng hợp 15 bí quyết giúp bạn quản trị cảm xúc để tiến tới thành công:
** Quản trị cảm xúc là cách sử dụng lý trí để điều khiển 1 phần cảm xúc. Từ đó làm thay
đổi phản ứng, hành động của mình trước tác động theo hướng tích cực. Quản trị cảm xúc khác với đè nén cảm xúc, đè nén chặt lại không cho
nó bộc lộ. Quản trị cảm xúc là cách ta cho phép cảm xúc thể hiện như ở một mức độ và chừng mực nào đó.
Chúng ta hoàn toàn có thể quản trị cảm xúc của mình.
** Kỹ năng quản lý cảm xúc là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình và hiểu được sự ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân hay với người khác, đồng thời biết cách điều chỉnh cảm xúc và thể hiện cảm xúc một cách tích cực và phù hợp. Kĩ năng xử lý cảm xúc còn có nhiều tên gọi khác như: xử lý cảm xúc, kiềm chế cảm xúc, làm
chủ cảm xúc, quản lí cảm xúc.
** Một người nếu biết kiểm soát cảm xúc tốt thì sẽ góp phần giảm căng thẳng giúp giao tiếp và thương lượng hiệu quả hơn, giải quyết mâu thuẫn một cách hài hòa và mang tính xây dựng hơn, giúp ra quyết định và giải quyết vấn đề tốt hơn.
** Kĩ năng quản lý cảm xúc cần sự kết hợp với kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng ứng xử với người khác và kĩ năng ứng phó với căng thẳng, đồng thời góp phần củng cố các kĩ năng
này.
++::>>> Sau đây là 17 điều cần làm để quản lý và điều chỉnh cảm xúc bản thân mỗi ngày:
1./ Kiểm soát cảm xúc bằng việc điều chỉnh các hành động của cơ thể:
** Các hành động, động tác của cơ thể sẽ có tác dụng rất lớn trong việc kiểm soát cảm xúc của bạn. Khi gặp phải các tình huống khiến cảm xúc của bạn trở lên tiêu cực thì bạn phải học cách kiểm soát nó. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc để khiến cảm xúc trở lại trạng thái cân bằng đó chính là thông qua việc điều chỉnh cơ thể bằng cách làm
một vài động tác đơn giản như:
- Thả lỏng người, Hít thở thật sâu thở ra từ từ: động tác này sẽ làm tâm trạng dịu đi, Thay đổi tư thế ngồi, tư thế đứng sao cho bản thân thoải mái hơn, Hãy uống một thứ gì đó thật lạnh, nghĩ đến một tình huống hài hước bạn đã trải qua, đi vòng quanh văn phòng…
2./ Tập suy nghĩ lạc quan, tích cực:
** Khi bạn lạc quan tích cực bạn dễ dàng cảm nhận những điều tươi đẹp của cuộc sống hàng
ngày. Lạc quan chính là kết quả của một tâm hồn cởi mở, làm một yếu tố quan trọng của việc nâng cao
trí tuệ cảm xúc của bạn. Từ đó, nhìn nhận mọi việc bằng thái độ tích cực sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu và tìm được nhiều phương pháp để giải quyết hơn.
3./ Tập trung vào giải quyết khắc phục hậu quả:
** Khi mắc những sai lầm, bạn có tức giận, trách mắng những lỗi lầm của người khác thì cũng không giải quyết được vấn đề. Tốt hơn là dừng ngay việc phàn nàn và đổ lỗi cho người khác và ưu tiên cùng nhau tìm phương án giải quyết để hạn chế hậu quả của vấn đề có thể gây ra.
4./ Chú trọng kỹ năng giao tiếp hiệu quả:
** Khả năng giao tiếp tốt hiệu quả giúp việc truyền đạt thông tin dễ dàng, mạnh lạc và sự kết nói tôn trọng giữa bạn và những người khác. Từ đó những cảm xúc tích cực yêu mến quý trọng của những người xung quanh dành cho bạn sẽ có tác dụng.
5./ Tha thứ và vị tha:
** Việc giận dữ, thù hận hay ác cảm với ai đó, không những làm tiêu hao năng lượng và thời gian mà còn làm tư tưởng của bạn tiêu cực, đẩy bạn xuống cảm xúc tiêu cực. Hãy để mọi thứ qua đi bằng việc tha thứ vị tha và quên đi quá khứ, thoát khỏi hố sâu của giận dữ thù hận. Bạn chỉ nghĩ về ngày mai một tương lai hạnh phúc ở phía trước đang chờ đón.
6./ Không hành động khi giận dữ:
** Trong lúc tức giận bạn sẽ có cử chỉ hành động, nói hay viết ra những điều không mấy tốt đẹp và có thể gây thương tổn cho người khác, phá hỏng mối quan hệ của bạn. Khi đó đừng hành động, đừng nói hay viết mà hãy điều chỉnh cảm xúc của bản thân bằng một hành động của cơ thể như đã nói ở phần 1 để tâm trạng bình tĩnh
hơn, sau khi hết giận mới giải quyết công việc.
7./ Tìm ra những gì tốt đẹp:
** Thay vì nổi giận với một ai đó, hãy bình tâm lại, cố gắng trấn tĩnh lại và nhớ ra những điều tốt đẹp người đó làm cho bạn. Hãy tìm ra những lý do mà bạn biết ơn người đó để giá lỗi lầm một cách khách quan là cách đối xử công bằng với họ.
8./ Thường xuyên giúp đỡ người khác:
** Thường xuyên giúp đỡ người khác, nhất là đồng nghiệp sẽ nâng tầm giá trị và càm xúc tích cực của bạn trong mắt mọi người. Việc giúp đỡ nhằm gây dựng mối quan hệ hòa hợp trong công việc sẽ giúp công
việc của bạn thuận lợi và suôn sẻ hơn.
** Bằng cách tăng cường giúp đỡ và tương tác với người khác thì khả năng giao tiếp của bạn sẽ tốt hơn, bạn có được nhiều điểm tốt hơn trong những mối quan hệ. Khả năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn quản lý cảm xúc bản thân tốt hơn và gia tăng sức ảnh hưởng của mình lên người khác.
9./ Học cách đối mặt với khó khăn và kiềm chế cảm xúc:
** Nếu bạn biết trước bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách trong thời gian sắp tới, thay vì
trốn tránh hãy tìm cách để đối mặt với chúng và
hãy tập giải quyết vượt qua khó khăn bằng nghị lực của mình từ đó bạn có thể kiềm chế được những cảm xúc của mình.
** Bạn đã làm việc bằng cả nghị lực và hết sức mình nhưng kết quả lại không như ý muốn làm cảm xúc của bạn thật buồn bã, chán nản. Hãy thật bình tĩnh
và cân nhắc kỹ mọi điều bạn muốn thể hiện với mọi người xung quanh, cố gắng kiềm chế sự thất vọng của mình sẽ giúp bạn có những lối ứng xử hợp lý và mạnh mẽ.
10./ Học cách nhìn nhận lại:
** Đôi lúc bạn sẽ cảm thấy thực sự tức giận, tuy nhiên bạn hãy bình tĩnh và nghĩ xem sự tức giận đó có thể gây ra những hậu quả gì. Những hậu quả không tốt sẽ giúp bạn giảm bớt sự tức giận tránh được những hành động không hay.
11./ Học thay đổi bản thân để hích nghi với những thay đổi:
** Cuộc sống không bao giờ suôn sẻ có những thời điểm bạn gặp những thử thách trong
công việc hay trong cuộc sống và bạn phải thay đổi mình theo hướng tốt lên để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Từ thay đổi công việc, thay đổi vị trí của bạn, công ty thay đổi, sếp mới, nhà mới, đồng nghiệp mới…tất cả những điều này bạn đều phải học cách thích
nghi theo.
12./ Học cách kiểm soát cảm xúc bằng trí tuệ:
** Điều chỉnh cảm xúc của mình bằng trí tuệ. Trí tuệ cảm xúc là sự suy nghĩ chín chắn trước một tình huống từ đó điều chỉnh và quản lý cảm xúc một cách có hiệu quả. Hãy luôn luôn nhìn người khác bằng thái độ tích cực và nhân ái, bạn sẽ tránh được những cảm xúc tiêu cực nảy sinh trong tâm hồn, tránh để cảm xúc ấy điều khiển hành vi của mình. Hãy
cố gắng tìm những điểm tốt, những điều đáng để học tập của người đối diện, biết đâu điều đó giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm cho cuộc sống của mình.
13./ Cách điều khiển cảm xúc bằng ngôn từ:
** Hãy ngưng than vãn và thay vào đó bằng những từ ngữ mang tính khích lệ, động viên tinh
thần. Sử dụng ngôn từ để điều khiển cảm xúc không chỉ hữu ích với bạn mà còn giúp bạn kiểm soát cảm xúc của cả những người trong cuộc giao tiếp. Thay vì nói những câu từ khó nghe,
làm tổn thương đến người khác thì bạn nên chọn cách diễn đạt dễ chịu hơn, hòa nhã hơn.
14./ Kiểm soát cảm xúc bằng sự tự tin:
** Những lời dè bỉu, chê bai, khinh thường của bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, người lạ, người thân dễ dàng làm mất đi sự tự tin quý giá của mỗi người. Vì thế, bạn cần có được sự tự tin trong mọi tình huống giao tiếp chính là cách kiểm soát cảm xúc bản thân. Hãy
tự tin vượt qua sự sợ hãi của chính mình và đứng lên hành động, từ từ chắc chắn rồi bạn sẽ thành công.
Hãy can đảm thử sức mình ở mọi lĩnh vực, ở mọi môi trường và mọi tình huống, hãy tự tin khám phá bản thân mình thay vì lo sợ những điều mới lạ.
** Hãy chọn những mục tiêu có tính khả thi, đừng chọn những mục tiêu có
tính viễn vông, điều này sẽ khiến bạn phải thường xuyên đối mặt với sự thất vọng. Tự tin chính là chiếc chìa khóa giúp chúng ta đứng dậy sau khi vấp ngã hay gặp thất bại trong cuộc sống.
15./ Kiểm soát cảm xúc bằng cách loại tiêu cực tăng tích cực:
** Cảm
xúc tiêu cực chính là kẻ
thù số
một
của
việc
kiểm
soát cảm
xúc. Để
kiểm
soát cảm
xúc hiệu
quả
hơn,
cần
phải
loại
bỏ
cảm
xúc tiêu cực như:
Loại
bỏ
văn hóa đổ lỗi,
Tuyệt
đối
không bào chữa, hãy tự
tin và can đảm nhận
sai lầm,
Không so đo thiệt hơn,
vứt
ngay những
lời
phàn nàn, bỏ ngay những
lời
chỉ
trích và gia tăng lời khen. Bạn
càng khen người khác như
nào thì chắc
chắn
cảm
xúc của
bạn
cũng sẽ
trở
nên tích cực như
thế.
- >> Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn phải đối mặt với nhiều loại cảm xúc, từ cảm xúc yêu thương cho đến khó chịu, thậm chí là những cảm xúc đáng sợ. Khi bạn không quản lý được cảm xúc của mình sẽ tạo nên những thói quen tiêu cực như việc bạn hay than vãn về cuộc sống, bạn thường cảm thấy bất lực về một vấn đề gì đó, hay đổ lỗi thất bại do lý do nào đó, … làm bạn bị nhụt chí và khó thành công.
- >> Có một điểm chung ở những người thành công đó là họ có khả năng kiểm soát cảm xúc bản thân rất tốt. Họ hiểu rằng “cảm xúc là kẻ thù lớn nhất của thành công” và do đó họ học cách kiểm soát cảm xúc của bản thân một cách có chủ đích. Bạn sẽ nhận thấy rằng cuộc sống này luôn tồn tại những điều tích cực khi bạn kiểm soát được cảm xúc của chính mình, và chính những điều tích cực đó sẽ giúp bạn có được một cuộc sống hạnh phúc hơn và thành công hơn.
- ==::>>> Ngay bây giờ, bạn hãy học cách kiểm soát cảm xúc và học cách giữ cho cảm xúc của mình luôn ở thế tích cực để có thể thành công hơn trong tương lai.
Chúc bạn
thành công!
Mr. Trương Lam Sơn
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Mr. Trương Lam Sơn
TruongLamSon@gmail.com
Tel: 0918 407070
****************
Cty TNHH BE THE RICH
– www.BeTheRich.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét