KHÁI NIỆM TÍN NGƯỠNG
LÀ GÌ?
Theo
báo văn bảng pháp luật,
ngày 18/11/2016 Quốc hội
thông qua Luật tín ngưỡng,
tôn giáo 2016. Luật
tín ngưỡng,
tôn giáo quy định về
quyền
tự
do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt
động
tín ngưỡng,
hoạt
động
tôn giáo; tổ chức
tôn giáo; quyền và nghĩa vụ
của
cơ
quan, tổ
chức,
cá nhân có liên quan đến hoạt
động
tín ngưỡng,
hoạt
động
tôn giáo. Luật
tín ngưỡng,
tôn giáo áp dụng đối
với
cơ
quan, tổ
chức,
cá nhân trong việc bảo
đảm
và thực
hiện
quyền
tự
do tín ngưỡng, tôn giáo.
ĐỊNH
NGHĨA TÍN NGƯỠNG:
Định nghĩa tín ngưỡng được quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) như sau: Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
Khoản
5 Điều
2 Luật
Tín ngưỡng
tôn giáo 2016 quy định: Tôn giáo là niềm
tin của
con người
tồn
tại
với
hệ
thống
quan niệm
và hoạt
động
bao gồm
đối
tượng
tôn thờ,
giáo lý, giáo luật, lễ
nghi và tổ chức.
Khái
niệm
tín ngưỡng
từ
Wikipedia: Theo Wikipedia thì tín ngưỡng
là một
niềm
tin có hệ
thống
mà con người tin vào để
giải
thích thế
giới
và để
mang lại
sự
bình yên cho bản thân và mọi
người.
Tín ngưỡng
còn là thể hiện
giá trị
của
cuộc
sống,
ý nghĩa của cuộc
sống
bền
vững
và đôi khi được hiểu
là tôn giáo.
Khái
niệm
tín ngưỡng
từ
Mác – Lênin: Chủ nghĩa Mác - Lênin
coi tín ngưỡng, tôn giáo là một
loại
hình thái ý thức xã hội
phản
ánh một
cách hoang đường, hư
ảo
hiện
thực
khách quan.
Khái
niệm
tín ngưỡng
từ
nhà thần
học:
Một
số
nhà thần
học
xem tín ngưỡng, tôn giáo là niềm
tin vào cái thiêng, cái huyền bí, ở
đó chứa
đựng
những
yếu
tố
siêu nhiên, nó có một sức
mạnh,
một
quyền
lực
to lớn
có thể
cứu
giúp con người khỏi
khổ
đau và có được hạnh
phúc và sự bình yên.
Khái
niệm
tín ngưỡng
từ
một
Giáo Sư:
thuật
ngữ
tín ngưỡng
có thể
có hai nghĩa. Khi nói đến tự
do tín ngưỡng, người
ta có thể
hiểu
đó là niềm
tin nói chung – tiếng Anh là: belief,
lelieve, croyance hay niềm tin tôn giáo - tiếng
Anh là: belief, believe, croyance riligieuse. Nếu
hiểu
tín ngưỡng
là niềm
tin thì tín ngưỡng có một
phần
ở
ngoài tôn giáo, nếu hiểu
tín ngưỡng
là niềm
tin tôn giáo thì tín ngưỡng chỉ
là một
bộ
phận
chủ
yếu
cấu
thành của
tôn giáo.
Khái
niệm
tín ngưỡng
từ
các học
giả
khác: xem tín ngưỡng là tín ngưỡng
dân gian với các nghi lễ
thờ
cúng thể
hiện
qua lễ
hội,
tập
quán, phong tục truyền
thống
của
dân tộc
Việt
Nam.
Khái
niệm
tín ngưỡng
khác cho rằng tín ngưỡng
là niềm
tin, sự
trông cậy
và yêu quý một thế
lực
siêu nhiên mà với tri thức
con người
và kinh nghiệm chưa
đủ
để
giải
thích và lý giải được.
Khái
niệm
tín ngưỡng
khác: Tín ngưỡng là lòng ngưỡng
mộ
mê tín đối
với
một
tôn giáo hay một chủ
nghĩa nào đó.
Khái
niệm
tín ngưỡng:
tín ngưỡng
đồng
nghĩa với
tâm linh hay niềm tin thiêng liêng.
Tâm linh không phải là tôn giáo, tâm
linh chỉ
là khả
năng dẫn
tới
tôn giáo.
Nhà
nước
ta cũng phân biệt rõ ràng giữa
tín ngưỡng
và tôn giáo. Trong Pháp lệnh tín ngưỡng,
tôn giáo (năm 2004) có quy định như
sau: Hoạt
động
tín ngưỡng
là hoạt
động
thể
hiện
sự
tôn thờ
tổ
tiên; tưởng
niệm
và tôn vinh những người
có công với nước,
với
cộng
đồng;
thờ
cúng thần,
thánh, biểu tượng
có tính truyền thống
và các hoạt động
tín ngưỡng
dân gian khác tiêu biểu cho những
giá trị
tốt
đẹp
về
lịch
sử,
văn hóa, đạo đức
xã hội.
Tín
ngưỡng
không phải
là hiện
tượng
mê tín thuần tuý theo cách hiểu
thông thường.
Sự
phát triển
khoa học
đồng
nghĩa với
các tôn giáo đang được tái sinh với
một
sức
mạnh
mới,
đường
như
đóng vai trò cân bằng
cho những
từ
thức
duy lý của
con người.
Tín ngưỡng
cũng có quan hệ với
tri thức
và với
tư
tưởng,
dù đó là những lĩnh vực
rất
khác nhau.
Sự
phát triển
của
xã hội,
khi tư
tưởng
ngày một
phong phú lên, vai trò của tín ngưỡng
không những
không bị
giảm
đi, mà ngược lại
còn tăng lên, gần gũi với
nhiều
đối
tượng
hơn.
Con người
sẽ
tạo
ra các tín ngưỡng mới,
cải
cách, thay đổi một
phần
hay cấu
trúc lại
những
tín ngưỡng
cũ.
MỘT
SỐ
HOẠT
ĐỘNG
TÍN NGƯỠNG
TẠI
VIỆT
NAM:
Lễ
hội
đền
Hùng giỗ
tổ
Hùng Vương,
UNESCO đã công nhận
Tín ngưỡng
thờ
cúng Hùng Vương ở
Phú Thọ
là di sản
văn hóa phi vật thể
của
nhân loại.
Việt
Nam có nhiều loại
hình hoạt
động
tín ngưỡng
dân gian như: thờ
cúng tổ
tiên, thờ
anh hùng dân tộc, thờ
thành hoàng, thờ mẫu,
tín ngưỡng
phồn
thực,
tín ngưỡng
thờ
cúng các tổ nghề,
thờ
cúng ma, cúng thần của
đồng
bào các dân tộc thiểu
số
ở
khu vực
miền
núi phía Bắc, thờ
cúng Yang của đồng
bào các tộc người
thiểu
số
Tây Nguyên…
Hoạt
động
tín ngưỡng
trong phạm
vi gia đình, dòng tộc, ở
nhiều
địa
phương:
tế
lễ,
phúng điếu
linh đình, ma chay, giỗ chạp;
hoạt
động
xem ngày, kén giờ để
cử
hành các nghi lễ tang, ma; mời
thày cúng lập đàn cúng tế,
lập
ban thờ,
xem hướng
đặt
mồ
mả…
Các
sinh hoạt
tín ngưỡng
chung của
cả
cộng
đồng
như:
thờ
thành hoàng làng, thờ anh hùng dân tộc,
các danh nhân văn hóa. Lễ khai Ấn
đền
Trần
(Nam Định),
lễ
hội
Đền
Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội),
lễ
hội
Phết
Hiền
Quan (Phú Thọ),… thờ
cúng Trần
Hưng
Đạo,
Mẫu
Liễu
Hạnh
cùng các Thánh bà, Thánh ông.
Một
số
hoạt
động
thờ
tự
như
Đền
Bà Chúa kho (Bắc Ninh), Phủ
Dày (Nam Định), Đền
Kiếp
Bạc
(Hải
Dương),
Miếu
Bà Chúa Xứ (An Giang)…. luôn tràn ngập
đồ
cúng lễ
và gần
như
nhộn
nhịp
quanh năm.
Nói
đến
sinh hoạt
tín ngưỡng
không thể
không đề
cập
đến
lễ
hội
vì tín ngưỡng là phần
hồn,
phần
cốt,
lễ
hội
là vỏ
bọc
của
tín ngưỡng.
Lễ
hội
truyền
thống
chứa
đựng
khát vọng
và là nơi
giải
tỏa
những
ước
muốn
tâm linh của người
nông dân trong xã hội xưa.
Lễ
hội
làng được
mở
trước
và sau mỗi
mùa vụ
sản
xuất
nhằm
thiết
lập
sự
cân bằng
cần
thiết
trong quan hệ nhiều
chiều
giữa
người
và người;
giữa
người
và vạn
vật;
người
và thần
linh; người
và vũ trụ.
Người
dân đến
với
tín ngưỡng,
lễ
hội
để
bày tỏ
sự
tôn kính thần linh và mong ước
về
những
điều
tốt
lành trong cuộc sống,
vì vậy,
lễ
hội
truyền
thống
mang tinh thần hướng
thượng
cao.
Thực
tế
những
năm gần
đây, nhiều
hoạt
động
lễ
hội
truyền
thống
ở
Việt
Nam đang dần bị
biến
dạng
tốn
kém, lãng phí, biến trướng
thành thị
trường
trục
lợi,
lừa
gạt.
Đã gây tốn
rất
nhiều
giấy
mực
của
giới
nghiên cứu
và gây đau đầu cho các cơ
quan quản
lý nhà nước.
Với
tâm lý cầu
may, cầu
lộc
của
người
đi hội
nên lễ
hội
trở
thành những
đám đông hỗn loạn
tranh cướp
lộc
thánh, thần, mong cầu
điều
lợi
cho bản
thân, bất
chấp
sự
an toàn, nguy hiểm, thậm
chí cả
an nguy đến tính mạng
của
đồng
loại.
Nguồn: sưu tầm Internet.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét