NGUỒN
GỐC
VÀ LỊCH
SỬ
PHẬT
GIÁO VIỆT
NAM
Phật
giáo từ
Ấn
Độ
du nhập
Việt
Nam đã trên hai ngàn năm. Ngay từ
rất
sớm,
Phật
giáo đã được tiếp
nhận
và đã bản
địa
hóa để
trở
thành một
tư
tưởng
chủ
đạo
trong nền
văn hóa dân tộc.
Do
vị
trí địa
lý của
nước
ta nằm
ở
bán đảo
Đông Dương,
trên con đường
giao thông đường bộ
cũng như
đường
thủy
giữa
hai lục
địa,
nơi
sản
sinh những
nền
văn minh lớn của
loài người
là Ấn
Độ
và Trung Quốc. Do đó, từ
rất
sớm,
các nền
văn hóa của hai nước
này đã đi theo các đoàn thương nhân đến
với
nước
ta, trong đó có Phật giáo.
Theo
lịch
sử,
tư
tưởng,
văn học
của
Phật
giáo Việt
Nam thì Phật giáo được
truyền
vào nước
ta trực
tiếp
từ
Ấn
Độ,
trước
cả
Trung Quốc,
nhưng
chính xác vào năm nào thì chưa
thấy
ai khẳng
định.
Vào
khoảng
thế
kỷ
thứ
II dương
lịch,
Phật
giáo đã trở nên thịnh
hành ở
nước
ta với
một
cơ
sở
mạnh
mẽ
thể
hiện
qua hệ
thống
những
cứ
liệu
về
số
lượng
Tăng sĩ, chùa chiền, thành quả
của
công tác dịch thuật
kinh điển,
v.v... tại
trung tâm Luy Lâu. Trung tâm Luy Lâu
thuở
đó là Giao Châu là một trung tâm Phật
giáo hình thành sớm nhất
trong khu vực, trước
cả
các trung tâm của Trung Quốc
như
Bành Thành hay Lạc
Dương.
Về
con đường
du nhập,
các nghiên cứu mới
đây cho biết rằng,
Phật
giáo từ
Ấn
Độ
du nhập
nước
ta chủ
yếu
theo đường
biển,
một
phần
khác là theo đường bộ,
con đường
mà các nhà sử học
thường
gọi
là Con đường
Tơ
lụa.
II./ NGƯỜI
PHẬT
TỬ
VIỆT
NAM ĐẦU
TIÊN LÀ AI?
Trong
sách Lịch
sử
Phật
giáo Việt
Nam tập
1, bằng
cách chứng
minh qua truyền thuyết
Chử
Đồng
Tử,
Chử
Đồng
Tử
là người
Phật
tử
Việt
Nam đầu
tiên liên hệ và học
Phật
pháp trực
tiếp
qua người
thầy
Ấn
Độ
là nhà sư
Phật
Quang tại
núi Quỳnh Viên (Cửa Sót, tĩnh Hà Tĩnh
ngày nay).
Niên
đại
của
Chử
Đồng
Tử
cũng được
tác giả
xác lập
là có thể
khoảng
vào thời
Hùng Nghị
Vương
thứ
nhất
hoặc
thứ
hai, tức
khoảng
thế
kỷ
II-III. Ngoài ra Tiên Dung cũng là những
người
Phật
tử
Việt
Nam đầu
tiên hiện
biết
được
tên tuổi
đại
diện
của
Phật
giáo trên nước ta là vào thế
kỷ
thứ
II-III.
Tư
tưởng
Phật
giáo được
truyền
bá đến
nước
ta trong buổi đầu
là tư
tưởng
Phật
giáo có tính chất quyền
năng. Nghĩa là quan niệm cơ
bản
như
Phật
là con người siêu nhiên, có khả
năng làm tất cả
những
điều
ngoài óc tưởng tượng
bình thường
của
con người,
như
có thể
biến
hóa khôn cùng, có thể làm mọi
điều
theo ý muốn, v.v...
Đạo
Phật
mà Chử
Đồng
Tử
và Tiên Dung tiếp nhận
từ
nhà sư
Phật
Quang còn mang nặng tính chất
Ấn
Độ.
Sau này phật tử
Việt
Nam tiếp
sau, như
Man Nương,
là người
trở
thành Phật
Mẫu
trong tín ngưỡng của
Phật
giáo Việt
Nam, được
thờ
tại
chùa Phúc Nghiêm, làng Mãn Xá, gần
Luy Lâu. Và đặc biệt
là sự
ra đời
của
tín ngưỡng
Phật
điện
hay Tứ
pháp mà tiêu biểu là Phật
Pháp Vân, đã thể hiện
sự
hòa nhập
của
Phật
giáo vào văn hóa vốn có của
bản
địa,
là bước
Việt
hóa Phật
giáo và Phật giáo hóa văn hóa bản
địa
đầu
tiên.
Các
vị
thần
mà cư
dân nông nghiệp
nước
ta thờ
tự
như
thần
mây, thần
mưa,
thần
sấm
và thần
sét được
Phật
hóa, trở
thành Phật
Pháp Vân, Phật Pháp Vũ, Phật
Pháp Lôi, và Phật Pháp Điện.
Qua sự
kiện
này, chúng ta khẳng định
rằng
Phật
giáo ngay từ ban đầu
không hề
có sự
chống
đối
với
nền
văn hóa bản địa,
và nền
văn hóa bản địa
cũng không có dấu hiệu
gì phản
kháng với
hệ
thống
triết
lý này.
III./ NHỮNG
PHẬT
TỬ
TIÊU BIỂU
THẾ
HỆ
ĐẦU
TIÊN CỦA
PHẬT
GIÁO VIỆT
NAM:
Sau
Chử
Đồng
Tử
và Tiên Dung, hai gương mặt
được
xem là những Phật
tử
Việt
Nam đầu
tiên có nhiều gương
mặt
hoặc
là Tăng sĩ bản địa,
hoặc
từ
nước
ngoài đến
như
Khâu Đà La và Ma Ha Kỳ Vực
đến
nước
ta vào cuối thế
kỷ
thứ
II.
Các
sĩ nhân Trung Quốc đến
tỵ
nạn
như:
Tu Định,
Man Nương
(sống
khoảng
175-255)...đã sinh sống hoặc
đến
ở
nước
ta một
thời
gian; trong đó có những Phật
tử,
cao tăng như Mâu Tử,
Khương
Tăng Hội,
Đạo
Thanh, Huệ Thắng,
Đạo
Thiền...
tiếng
tăm vang vọng đến
kinh đô của kẻ
đô hộ.
Mâu
Tử
chính là người đầu
tiên dùng Phật giáo làm cơ
sở
để
đánh tan luận điệu
tự
tôn dân tộc của
dân tộc
Hán.
Khương
Tăng Hội,
vị
Tăng Việt
Nam đầu
tiên thành công rực rỡ
trong công tác khai hóa truyền bá Phật
giáo ở
Trung Quốc.
Tăng
sĩ Việt
Nam là nhà dịch thuật
Việt
Nam Đạo
Thanh, sinh khoảng năm 220, mất
năm 300, người đã bút thọ
cho bản
dịch
Pháp Hoa tam muội kinh của
Chi Cương
Lương
Tiếp,
dịch
từ
tiếng
Phạn
sang chữ
Hán, lưu
hành tại
nước
ta khoảng
sau năm 258.
Chi
Cương
Lương
Tiếp,
một
nhà sư
người
gốc
Ấn
Độ
đến
ở
và làm việc tại
Việt
Nam vào khoảng những
năm 256.
Vu
Pháp Lan (khoảng 270-320) và Vu Đạo
Thúy (khoảng 285-315), hai danh tăng của
Phật
giáo Trung Quốc đến
Việt
Nam vào thế kỷ
IV.,
Chí
Hàm, tác giả của
Triệt
tâm ký (sống ở
nước
ta khoảng
từ
năm 300 đến 360).
Đạo
Cao và Pháp Minh là hai vị Tăng người
Việt
Nam, ngài Đạo Cao sinh khoảng
năm 365 và mất năm 445, ngài Pháp Minh sinh khoảng
năm 370 và tịch khoảng
năm 460. Ngài Đạo Cao được
biết
thêm là tác giả của
tác phẩm
Tá âm, Đạo
Cao pháp sư tập.
Lý
Miễu
là sứ
quân của
Giao Châu. Có giả thiết
cho rằng,
Lý Miễu
có thể
là tên khác của Lý Trường
Nhân (khoảng 420-470). Căn cứ
vào cách xưng hô của
hai vị
thầy
của
Lý Miễu,
thì ông phải là một
trong những
vị
hoàng đế
của
nhà nước
độc
lập
Việt
Nam thời
bấy
giờ.
Ở
Trung Quốc,
nổi
bật
đáng chú ý của cao trào đó là sự
ra đời
của
tác phẩm
Quân thiện
luận
của
một
vị
sư
nổi
tiếng
đa tài là Huệ Lâm, người
từng
có một
vai trò chính trị quan trọng
trong triều đại
của
Tống
Văn đế
cầm
quyền,
từng
được
mệnh
danh là Hắc y tể
tướng
hay Tể
tướng
thầy
tu.
Trong
đó, sư
Huệ
Lâm công kích Phật giáo, nói đúng hơn
là phê phán hiện
trạng
Phật
giáo Trung Quốc đương
thời,
một
cách kịch
liệt.
Tạo
làn sóng phản ứng
giận
dữ
trong hàng ngũ Phật giáo, kết
quả
là sư
Huệ
Lâm bị
trục
xuất
sang Việt
Nam vào khoảng sau năm 456 và sống
những
năm cuối
đời
tại
nước
ta.
Đến
thời
điểm
này, nền
Phật
giáo được
thiết
lập
bởi
Mâu Tử
và sau đó được củng
cố,
bổ
sung bởi
ngài Khương
Tăng Hội
tỏ
ra không còn là niềm tin tuyệt
đối
ở
nước
ta, những
thắc
mắc
mà Lý Miễu
nêu ra là đại diện
cho người
Phật
tử
Việt
Nam thời
bấy
giờ.
Nền tư tưởng Phật giáo quyền năng bị lay chuyển thực sự. Phật giáo nước ta rơi vào cuộc khủng hoảng về tư tưởng, cuộc đấu tranh tư tưởng đó đến hồi gay gắt với sự kiện sư Đàm Hoằng tự thiêu tại chùa Tiên Sơn năm 455.
Nền tư tưởng Phật giáo quyền năng bị lay chuyển thực sự. Phật giáo nước ta rơi vào cuộc khủng hoảng về tư tưởng, cuộc đấu tranh tư tưởng đó đến hồi gay gắt với sự kiện sư Đàm Hoằng tự thiêu tại chùa Tiên Sơn năm 455.
Hồi
kết của
cuộc
đấu
tranh này ra sao, sẽ được
đề
cập
qua việc
tìm hiểu
các nhân vật Phật
giáo sau đó, thời đại
được
xây dựng
trên nền
tảng
tư
tưởng
Phật
giáo quyền
năng, đó là các ngài Huệ Thắng
và Đạo
Thiền.
Ngài
Huệ
Thắng
thọ
70 tuổi
và mất
vào khoảng
những
năm 502-519, sống tại
chùa núi Tiên Châu của nước
ta, chuyên hành trì kinh Pháp Hoa. Ngài học
Thiền
(38) với
một
vị
Tăng nước
ngoài tên là Đạt Ma Đề
Bà (Dharmadeva).
Ngài
Đạo
Thiền
với
công tác giảng dạy
và hoằng
pháp thành công rực rỡ
tại
Trung Quốc,
là 1 vị
Tăng Việt
Nam lại
sang giảng
dạy,
hoằng
pháp thành công rực rỡ
tại
Trung Quốc,
đã để
lại
cho giới
trí thức
tại
đây niềm
kính trọng
sâu sắc.
Nhà
nước
độc
lập
Vạn
Xuân ra đời với
sự
kiện
xưng
đế
của
Lý Bôn năm 544 là một sự
kiện
trọng
đại
đánh dấu
một
bước
ngoặt
mới
của
lịch
sử
dân tộc,
một
thời
đại
phát triển
mới
của
Phật
giáo Việt
Nam.
IV./ CÔNG CUỘC CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO ĐẾN SAU NÀY:
Thời Pháp thuộc, Việt Nam bị chia làm ba miền, và chính quyền tìm mọi cách phát triển Công giáo, thì Phật giáo Việt Nam càng bị chèn ép. Một số ngôi chùa lớn cũng bị phá hủy, làm suy giảm các kinh sách tại các chùa.
Đầu thế kỉ 20, trên thế giới xuất hiện nhiều phong trào tìm hiểu khôi phục lại các giá trị của Phật giáo, chấn hưng Phật học. Bắt đầu từ cư sĩ David Hewavitarane, người Sri Lanka, sau này xuất gia thành đại đức Dharmapala, phong trào lan rộng nhanh chóng.
Khoảng năm
1920, Việt Nam duy trì các chùa lớn do các hòa thượng dẫn dắt như:
- Tại miền Nam: Thiền sư Thích Từ Phong giảng dạy tại chùa Giác Hải; Thiền sư Khánh Hòa tại chùa
Tiên Linh; Thiền sư Chí Thành tại chùa Phi
Lai, chùa Giác Hoa; Thiền sư Huệ Quang tại chùa Long Hòa; Thiền sư Khánh Anh tại chùa Long An.
- Tại miền Trung: Thiền sư Tuệ Pháp giảng dạy tại chùa Thiên Hưng; Thiền sư Thanh Thái chùa Từ Hiếu; Thiền sư Đắc Ân chùa Quốc Ân; Thiền sư Tâm Tịnh chùa Tây Thiên; Thiền sư Phước Huệ chùa Thập Tháp; Thiền sư Phổ Tuệ chùa Tĩnh Lâm.
- Tại miền Bắc: Hòa Thượng Thích Thanh Hanh giảng dạy tại chùa Vĩnh Nghiêm; chùa Bà Đá cũng là một đạo tràng lớn; Thiền sư Thích Thanh
Thao - Đỗ Văn Hỷ in ấn kinh sách rất nhiều.
Những vận động đầu tiên nhằm chấn hưng Phật giáo được các Tăng sĩ và Cư sĩ viết và đăng lên các báo từ những năm 1920. Phong trào chấn hưng có thể nói được khởi xướng từ Thiền sư Khánh Hòa tại miền Nam, thiền sư Phước Huệ tại miền Trung,
và thiền sư Thanh Hanh tại miền Bắc. Ba vị được tôn là Tổ của phong
trào.
Tiếp đó đã xuất hiện thêm một số hội như Hội Lưỡng Xuyên Phật học tại Trà Vinh; Hội Phật học Kiêm Tế tại Rạch Giá, ra
tạp chí Tiến hóa; Hội Tịnh độ Cư sĩ tại Chợ Lớn của giới cư sĩ, ra tạp chí Pháp Âm; Hội Thiên Thai Thiền Giáo tông Liên hữu do Thiền sư Huệ Đăng sáng lập năm 1934 tại Bà Rịa; Hội Phật giáo Tương tế do trụ trì chùa Thiên Phước là Lê Phước Chi thành lập ở Sóc Trăng. Tại miền Bắc có hội Bắc Kỳ Phật giáo Cổ Sơn môn.
Giai đoạn 1945 – 1954: Trong giai đoạn kháng chiến, tỉnh nào cũng thành lập Ủy ban Phật giáo Cứu quốc. Giai đoạn này có nhiều tổ chức được chuyển đổi, thành lập, trong đó có 6 tổ chức lớn nhất tại ba miền, mỗi miền 1 tổ chức của Tăng sĩ, 1 tổ chức của Cư sĩ.
Năm 1951, 6 tổ chức ba miền họp tại Huế thành lập Tổng hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức thống nhất, do Hòa thượng Thích Tịnh Khiết làm Hội trưởng, chức Thượng Thủ và Giám luật luân chuyển giữa các miền. Đức Đệ nhất Thượng thủ là Hòa thượng Thích Tuệ Tạng ở miền Bắc. Tuy nhiên Tổng hội chỉ là một tổ chức hình thức, không có quyền điều hành kiểm soát. Mỗi hội vẫn hoạt động riêng biệt.
Giai đoạn 1954 – 1975: Sau Hiệp định Genève chia cắt đất nước, Tổng hội Phật giáo Việt Nam cũng bị chia cắt. Điều này không ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động, vì trên thực tế các Hội vẫn hoạt động độc lập. Năm 1958, các tổ chức của Tổng hội tại miền Bắc thống nhất lại thành Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam. năm 1964, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được thành lập tại miền Nam, nòng cốt chính là từ các tổ chức thuộc Tổng hội Phật giáo Việt Nam.
Giai đoạn 1975 – 1981: Sau khi thống nhất đất nước, tại miền Bắc chỉ còn một tổ chức là Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam; còn tại miền Nam, bên cạnh tổ chức lớn nhất là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất còn có một số tổ chức khác.
Ban vận động Thống nhất Phật giáo được thành lập, do Hòa thượng Thích Trí Thủ đứng đầu, nhằm thống nhất các tổ chức. Năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập trên cơ sở hợp nhất các tổ chức Phật giáo trong nước.
Theo Chính quyền Việt Nam, đây là Giáo hội Phật giáo duy nhất được Nhà nước công nhận, các tổ chức khác phải gia nhập Giáo hội hoặc giải tán. Tuy vậy, vẫn có những tổ chức, tự viện đứng ngoài Giáo hội này, tiêu biểu như phong trào phục hoạt Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Nguồn
Sưu
tầm
sách phật
giáo!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét