Thứ Sáu, 28 tháng 5, 2021

TÓM TẮT TIỂU SỬ ĐỨC ĐẠT LAI ĐẠT MA THỨ 14

TÓM TẮT TIỂU SỬ ĐỨC ĐẠT LAI ĐẠT MA THỨ 14  



Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 - Tenzin Gyatso - Ngài là bậc lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng. Ngài sinh vào ngày 06 tháng 07 năm 1935, trong một gia đình nông dân, tại ngôi làng nhỏ nằm ở Taktser, Amdo, đông bắc Tây Tạng.   

Vào tuổi lên hai, cậu bé, sau đó được đặt tên là Lhamo Dhondup, được công nhận là hóa thân của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 - Thubten Gyatso.  

Từ Lhamo Thondu có nghĩa là ‘Thần ban phước cho lời ước nguyện’. Còn Taktser là tên làng, (có nghĩa là ‘hổ gầm’ một ngôi làng nhỏ và nghèo nằm trên đồi, nhìn xuống một thung lũng bao la. Đồng cỏ ở đây còn mênh mông, chưa có nhà ở hoặc trang trại, chỉ có dân du mục qua lại.  

Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma được cho là hiện thân của Đức Quán Thế Âm hay Chenrezig - vị Bồ Tát của Lòng Từ Bi và là vị Thánh bảo hộ của Tây Tạng. Bồ tát là những chúng sanh đã giác ngộ, được truyền cảm hứng từ lòng khát khao muốn đạt được Phật Quả vì lợi lạc của tất cả chúng sanh, người đã thệ nguyện tái sinh trở lại thế gian để giúp đỡ nhân loại.  

Cha mẹ của Đạt-lại Lạt-ma là những nông dân nghèo, hầu như chỉ trồng hai loại lúa mạch chính mà dân Tây Tạng thường dùng, xen lẫn khoai tây. Đức Đạt-lại Lạt-ma có một người chị và ba người anh. Dolma là người chị cả, lớn hơn Đạt-lại Lạt-ma 18 tuổi.    

Người anh lớn của Đạt-lại Lạt-ma là Thupten Jigme Norbu, được xem là hóa thân của một vị Lạt-ma cao cấp, Taktser Rinpoche – Gyalo Thondrup hơn Đạt-lại Lạt-ma 8 tuổi và người anh thứ hai, Lobsany Samten hơn Đạt-lại Lạt-ma 3 tuổi.    

Khi Lhamo Thondup chưa đầy ba tuổi, thì phái đoàn do chính phủ Tây Tạng cử đi tìm kiếm hóa thân mới của Đạt-lại Lạt-ma tìm tới tu viện Kumbun. Họ đến đó là do một số điềm báo trước liên quan đến vị Đạt-lại Lạt-ma tiền nhiệm thứ 13, Thupten Gyatso, chết năm 1933, lúc ngài 57 tuổi. Ngài thị tịch trong tư thế ngồi kiết già, người ta phát hiện mặt ngài hướng về phía Đông Nam.   

Khi họ tới Kumbun, các phái viên có cảm giác mình đã đi đúng đường. Họ nhìn thấy khúc thân cây đỗ tùng gồ ghề làm máng xối trên mái nhà của cha mẹ Đạt-lạiLạt-ma. Họ tin chắc rằng vị Đạt-lại Lạt-ma tái sinh không thể ở một nơi nào khác ngoài nơi đây nữa, phái đoàn tin chắc rằng họ đã phát hiện ra hóa thân mới của Đạt-lại Lạt-ma thứ 13. Chẳng bao lâu sau đó, cậu bé ở làng Taktser được công nhận là vị Đạt-lại Lạt-ma mới tái sinh.  

Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma bắt đầu sự giáo dục chốn thiền môn của mình ở tuổi lên sáu.  Các môn chính bao gồm logic, mỹ thuật, ngữ pháp tiếng Phạn, và y học, nhưng trọng tâm nhất là triết lý Phật giáo, được chia thành thêm năm loại: Prajnaparamita, Trí tuệ Ba La Mật; Madhyamika, triết lý Trung đạo; Vinaya, Giới luật Thiền môn; Abidharma, Vi diệu Pháp; và Pramana, logic và nhận thức luận. Năm môn phụ bao gồm thơ, kịch, chiêm tinh, sáng tác và từ đồng nghĩa.  

Vào tuổi 23, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã dự kỳ thi cuối cùng tại Chùa Jokhang ở Lhasa, trong Lễ Hội Đại Cầu Nguyện Hàng Năm (Monlam Chenmo) vào năm 1959. Ngài đã thi đậu với hạng danh dự và được trao bằng tiến sĩ Geshe Lharampa, tương đương với tiến sĩ bậc cao nhất trong triết học Phật giáo.  

Vào năm 1950, sau khi Trung Quốc xâm lược Tây Tạng, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma được kêu gọi để đảm nhận hoàn toàn quyền lực chính trị.   

Năm 1954, Ngài đến Bắc Kinh để gặp gỡ Mao Trạch Đông và các nhà lãnh đạo Trung Quốc, bao gồm Đặng Tiểu Bình và Châu Ân Lai.   

Vào năm 1959, sau cuộc đàn áp tàn bạo của quân đội Trung Quốc đối với phong trào khởi nghĩa của nhân dân Tây Tạng ở Lhasa, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã buộc phải trốn thoát để tị nạn. Kể từ đó Ngài đã sống ở Dharamsala, miền bắc Ấn Độ.  

Trong sự lưu vong, Chính Quyền Trung ương Tây Tạng do Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma lãnh đạo đã kháng cáo lên Liên hợp quốc để xem xét vấn đề Tây Tạng. Đại Hội Đồng đã thông qua ba nghị quyết về Tây Tạng vào những năm 1959, 1961 và 1965.  

Năm 1963, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trình bày một dự thảo hiến pháp dân chủ cho Tây Tạng, tiếp theo là một số cải cách để dân chủ hoá Chính quyền Tây Tạng.   

Năm 1992, Chính Quyền Trung Ương Tây Tạng xuất bản hướng dẫn cho hiến pháp của một tương lai - tự do Tây Tạng.    

Tháng 5 năm 1990, nhờ kết quả cải cách của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma, chính quyền Tây Tạng lưu vong đã được dân chủ hóa hoàn toàn.    

Tháng 9 năm 2001, trong một bước tiến tới dân chủ hóa, cử tri Tây Tạng trực tiếp bầu Kalon Tripa - Chủ tịch Nội Các. Kalon Tripa bổ nhiệm nội các của mình, sau đó phải được Hội đồng Nhân Dân Tây Tạng chấp thuận. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử lâu dài của Tây Tạng, người dân đã bầu ra vị lãnh đạo chính trị của họ.   

Kể từ cuộc bầu cử trực tiếp của Kalon Tripa, phong tục mà theo đó các Đức Đạt Lai Lạt Ma - thông qua tổ chức của Ganden Phodrang - đã nắm giữ quyền lực về thế tục cũng như quyền lực tâm linh ở Tây Tạng - đã chấm dứt.   

Kể từ năm 2011, khi Ngài chuyển giao quyền lực chính trị của mình cho Vị lãnh đạo được bầu, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã mô tả mình là đã về hưu.  

Vào ngày 21 tháng 9 năm 1987 tại một buổi nói chuyện với các thành viên của Quốc Hội Hoa Kỳ tại Washington DC, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đề xuất một Kế Hoạch Hòa Bình Năm Điểm cho Tây Tạng như là bước đầu tiên hướng tới một giải pháp hòa bình về tình hình tồi tệ hơn ở Tây Tạng. Năm điểm của kế hoạch như sau:  

1./ Chuyển hóa toàn thể Tây Tạng thành một vùng hòa bình.  

2./ Loại bỏ chính sách chuyển đổi dân số của Trung Quốc đe doạ sự tồn tại của người dân Tây Tạng như là một dân tộc.  

3./ Tôn trọng nhân quyền cơ bản của người Tây Tạng và các quyền tự do dân chủ.  

4./ Khôi phục và bảo vệ môi trường tự nhiên của Tây Tạng và từ bỏ việc Trung Quốc sử dụng Tây Tạng để sản xuất vũ khí hạt nhân và đổ xả chất thải hạt nhân.  

5./ Khởi đầu các cuộc đàm phán nghiêm túc về tình trạng tương lai của Tây Tạng và mối quan hệ giữa nhân dân Tây Tạng và nhân dân Trung Quốc.  

Vào ngày 15 tháng 06, 1988, trong một bài phát biểu đến các thành viên của Nghị Viện Châu Âu tại Strasbourg, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã giải thích thêm về điểm cuối cùng của Kế hoạch Hoà bình Năm Điểm. Ngài đề nghị các cuộc đàm phán giữa người Trung Quốc và nhân dân Tây Tạng nhằm đưa đến một thực thể chính trị dân chủ tự trị cho cả ba tỉnh của Tây Tạng.    

Năm 1989, Ngài được trao Giải Nobel Hòa bình về cuộc đấu tranh bất bạo động của Ngài cho sự nghiệp giải phóng Tây Tạng.   

Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đi đến hơn 67 quốc gia trải dài trên 6 lục địa. Ngài đã nhận được hơn 150 giải thưởng, bằng tiến sĩ danh dự, phần thưởng, vv, đã công nhận thông điệp của Ngài về hòa bình, bất bạo động, hiểu biết liên tôn giáo, từ bi và trách nhiệm toàn cầu. Ngài cũng là tác giả hoặc đồng tác giả của hơn 110 cuốn sách. 

Kể từ giữa những năm 1980, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tham gia vào những cuộc đối thoại với các nhà khoa học hiện đại, chủ yếu trong các lĩnh vực tâm lý, thần kinh học, vật lý lượng tử và vũ trụ học.   

Ngày 14 tháng 3 năm 2011, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma viết thư cho Đại biểu của Hội Đồng Nhân dân Tây Tạng (Quốc hội Tây Tạng lưu vong) yêu cầu giải tỏa quyền lực thế sự của Ngài, chấm dứt phong tục mà theo đó Đạt Lai Lạt Ma đã nắm giữ quyền lực tâm linh và chính trị ở Tây Tạng.   

Vào ngày 29 tháng 5 năm 2011, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ký vào văn bản chính thức chuyển giao thẩm quyền thế tục của Ngài cho nhà lãnh đạo được bầu chọn một cách dân chủ. Khi làm như vậy, Ngài đã chính thức chấm dứt truyền thống 368 năm của các Đức Đạt Lai Lạt Ma đã hoạt động với chức năng là Vị lãnh đạo cả về tâm linh lẫn thế sự của Tây Tạng.   


 


  

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

FOLLOW US