Thứ Năm, 8 tháng 7, 2021

NHỮNG VIỆC CẦN LÀM VÀ CẦN TRÁNH TRƯỚC VÀ SAU KHI TIÊM VẮC XIN COVID-19 - CÁC LOẠI VACCINE COVID-19 VIỆT NAM PHÊ DUYỆT:

 NHỮNG VIỆC CẦN LÀM VÀ CẦN TRÁNH 

TRƯỚC VÀ SAU KHI TIÊM VẮC XIN COVID-19  




*** Trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, trên thế giới hay ở Việt Nam, việc tiêm vắc xin COVID-19 đang được đẩy nhanh tốc độ tiêm cho toàn dân. Trước khi tiêm vaccine bạn chủ động tìm hiểu 14 việc như bên dưới để tránh sai lầm khi tiêm vắc xin COVID-19. 


1./ NGỦ THẬT NGON VÀO ĐÊM TRƯỚC KHI TIÊM: 


Ngủ đủ giấc và thật ngon giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tối đa bạn nghỉ ngơi hoặc tập thể dục nhẹ nhàng. 


2./ CHUẨN BỊ GIẤY TỜ: 


Giấy Chứng Minh nhân dân hay thẻ Căn cước công dân, giấy danh sách của Cty để chứng minh bạn đến lượt và quyền ưu tiên được tiêm vắc xin COVID.  

Khi đến tiêm vaccine bạn cần kí vào tờ giấy khai (có ghi họ tên, địa chỉ, Cty, SĐT, số CMND,…) và tờ cam kết đồng ý tiêm Vaccine. 


3./ GIẤY TỜ LIÊN QUAN SỨC KHỎE CỦA BẠN: 


Nếu bạn đang tiềm ẩn bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh thận mạn, béo phì, dị ứng thuốc…, cần xuất trình các hồ sơ giấy tờ bạn có bệnh lý đó và tư vấn bác sĩ trước khi tiêm. 


4/. TRÁNH DÙNG STEROID TRƯỚC TIÊM (CÁC STEROIDE NHƯ PREDNISONE VÀ DEXAMETHASONE THƯỜNG DÙNG TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM KHỚP):  


Các chuyên gia y tế khuyến cáo tránh dùng steroid một tuần trước khi tiêm chủng Vaccine. Các steroide như prednisone và dexamethasone thường dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp và các bệnh lý tự miễn khác. Vì steroid ức chế mạnh quá trình viêm và có thể làm suy giảm miễn dịch của cơ thể, dẫn đến giảm đáp ứng đối với vắc xin COVID-19.  


5./ ĐI TIÊM ĐÚNG LỊCH:  


Khi đi tiêm nhớ đến chính xác địa điểm và đúng giờ vì rất đông, giữ khoảng cách tối thiểu theo khuyến cáo và thực hiện 5K. 


6./ KHÔNG DÙNG THUỐC GIẢM ĐAU TRƯỚC TIÊM:  


Các chuyên gia Y tế khuyên không nên dùng các thuốc giảm đau như ibuprofen hay non-steroide ngay trước khi tiêm vắc xin COVID-19 vì chúng có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin.  


Ibuprofen là một loại thuốc chống viêm, sẽ ngăn cản nỗ lực của vắc xin trong việc huấn luyện hệ thống miễn dịch của bạn phản ứng với virus.  


7./ UỐNG ĐỦ NƯỚC CHO CƠ THỂ:  


Uống nhiều nước có thể kiểm soát hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khó chịu do vắc xin COVID-19 gây ra. Sau khi tiêm, cơ thể có thể bị sốt, dễ gây mất nước. Nên uống từ từ, chia nhỏ lượng uống, có thể bổ sung nước hoa quả như nước chanh, nước cam để cung cấp thêm vitamin C, A. 


8./ KHÔNG UỐNG RƯỢU BIA TRƯỚC KHI TIÊM CHỦNG:  


Không uống rượu bia trước hay ngay sau khi tiêm chủng Vaccine COVID-19. Sự kết hợp bia rượu với các tác dụng phụ có thể gặp sau khi tiêm làm các triệu chứng nặng lên. Cần tránh xa bia rượu để hỗ trợ sức khỏe tổng thể và hệ thống miễn dịch của mình trước và sau khi tiêm vắc xin COVID-19. 


Ngoài ra rượu, bia có thể ức chế miễn dịch, gây mất nước, giảm khả năng chống nhiễm trùng, tăng nguy cơ biến chứng, gây khó khăn khi phân biệt phản ứng của rượu, bia và phản ứng của Vaccine. 


9./ KHÔNG ĐỂ BỤNG ĐÓI TRƯỚC KHI TIÊM: 


Nhịn đói trước tiêm có thể gây chóng mặt, ngất xỉu, đặc biệt nếu bạn là người sợ kim tiêm. 


10./ KHÔNG UỐNG NƯỚC CHỨA CAFFEIN  TRƯỚC KHI TIÊM: 


Không uống nhiều thực phẩm chứa caffein NHƯ: trà, cà phê, nước tăng lực... trước khi tiêm. Caffein làm tăng tần số tim, tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim khi sử dụng quá nhiều. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả khám sàng lọc, chỉ định tiêm chủng. 


11./ MẶC ÁO NGẮN TAY:  


Mặc trang phục phù hợp, áo ngắn tay, để tiến hành tiêm chủng thuận lợi, Bac sĩ dễ dàng tiếp cận vùng da ở phần trên cánh tay của bạn. 


12./ NÊN TIÊM VÀO CÁNH TAY KHÔNG THUẬN:  


Phòng trường hợp bạn sẽ bị đau ở nơi tiêm và khó khăn khi cử động cánh tay. Cánh tay thuận còn lại giúp bạn có thể thực hiện được các hoạt động hằng ngày. 


13./ ĐỌC VÀ LÀM THEO THÔNG TIN VỀ PHẢN ỨNG PHỤ, THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC SAU KHI TIÊM: 


Sau khi tiêm Bác sỉ sẽ phát 1 tờ thông tin về phản ứng phụ, bạn chủ động đọc và tìm hiểu rõ các thông tin về phản ứng phụ của vắc xin sau khi tiêm. Sau khi tiêm vắc xin phải đợi ít nhất 30 phút để xem có phản ứng hay gặp tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau khi tiêm hay không. Nếu có bất cứ triệu chứng nào phát sinh, báo ngay cho bác sĩ tại nơi tiêm.  


Không bôi, đắp thuốc hoặc bất cứ thứ gì lên vết tiêm. Không nên lái xe ra về ngay sau khi tiêm vắc xin để phòng những tình huống bất ngờ. Sau khi tiêm, cơ thể mệt mỏi do tác dụng phụ, nên nghỉ ngơi, có thể tập thể dục nhẹ nhàng: đi bộchậm... 


Tiếp tục theo dõi tại nhà trong 7 ngày như: toàn trạng, ăn, ngủ, tinh thần, thở, phát ban. Cập nhật các phản ứng sau tiêm gặp phải nếu có, theo dõi báo ngay cơ sở y tế địa phương cần liên hệ trong trường hợp khẩn cấp nhất là có biểu hiện bất thường.  


Các dấu hiệu phản ứng phụ thường gặp như: sưng, nóng, đỏ, đau, ngứa nơi tiêm, khó chịu, mệt mõi, sốt 38 độ, ớn lạnh, đau đầu, buồn nôn, đau khớp, mỏi cơ, chán ăn, đau bụng, hạch to, đổ nhiều mồ hôi, phát ban. 


Các dấu hiệu bất thường như: tái tím, khó thở, đau bụng, sốt cao 39 độ liên tục, tiêu chảy, nôn ói, vật vã, lừ đừ... 


14./ TIẾP TỤC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA 5K NHƯ:  


Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch cồn sát khuẩn, đeo khẩu trang khi ra ngoài, hạn chế tập trung đông người, giữ khoảng cách, khai báo y tế khi cần thiết. Vì bạn không được bảo vệ đầy đủ ngay sau khi tiêm vắc xin. 


LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA Y TẾ: 


** Hiện nay, có nhiều loại vắc xin COVID-19, Bạn không nên chờ đợi vắc xin mình mong muốn mà tiêm ngay Vaccine ngừa càng sớm càng tốt với bất kỳ loại vắc xin nào có sẵn tại địa phương. Càng sớm để tạo miễn dịch cộng đồng, càng bảo đảm an toàn khi bạn sống chung với dịch. 


CÁC LOẠI VACCINE COVID-19 VIỆT NAM PHÊ DUYỆT: 


>>> Đến nay đã có 6 loại vắc xin được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 gồm:  


1./ Vắc xin Astra Zeneca: 


Vaccine AstraZeneca: Tên cơ sở sản xuất - Nước sản xuất: Vắc-xin này được phát triển và thử nghiệm bởi Đại học Oxford phối hợp với công ty liên doanh Anh-Thụy Điển. 


2./ Vắc xin Sputnik: 


Tên vắc xin: Gam-COVID-Vac (tên khác là SPUTNIK V). Tên cơ sở sản xuất - Nước sản xuất: JSC Generium - Liên Bang Nga. 


3./ Vắc xin Pfizer: 


Vaccine Pfizer (BNT162b2) là sản phẩm của Tập đoàn dược phẩm Pfizer, New York (Mỹ) và Công ty công nghệ sinh học BioNTech ở Mainz (Đức) hợp tác phát triển. 


4./ Vắc xin Vero Cell: 


Vaccine Vero Cell của tập đoàn Sinopharm (Trung Quốc) đã được WHO phê duyệt vào ngày 7/5/2021. 


5./ Vắc xin  Spikevax: 


Vaccine Spikevax có tên khác là: COVID-19 Vaccine Moderna. Tên cơ sở sản xuất - Nước sản xuất:  Vaccine Moderna của Mỹ nhưng có thể được sản xuất tại Tây Ban Nha, Pháp, căn cứ vào khả năng cung cấp vaccine tại thời điểm nhập khẩu nộp hồ sơ đề nghị cấp phép (Rovi Pharma Industrial Services, S.A - Tây Ban Nha; Recipharm Monts - Pháp). 


6./ Vaccine "COVID-19 Vaccine Janssen": 


Ngày 15/7, Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cho vaccine Janssen.  


Vaccine có tên "COVID-19 Vaccine Janssen" do Janssen Pharmaceutica NV (Bỉ) và Janssen Biologics B.V (Hà Lan) sản xuất. 


7./ Vắc-xin vaccine Hayat - Vax:


Do Công ty TNHH Viện Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Tập đoàn Biotec Quốc gia Trung Quốc (CNBG), Trung Quốc, sản xuất bán thành phẩm. Vắc xin này được đóng gói sơ cấp, thứ cấp và xuất xưởng tại Julphar (Gulf Pharmaceutical Industries) - Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất. Vaccine Hayat - Vax mỗi liều 0,5 ml chứa 6.5 đơn vị kháng nguyên SARS-CoV-2 (tế bào vero) bất hoạt, bào chế ở dạng hỗn dịch tiêm. 

Bộ Y tế đã có quyết định phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đối với vắc-xin này vào ngày 10/9/2021. 

8./ Vắc-xin Abdala:

Được sản xuất thành phẩm tại Công ty AICA Laboraries, Base Business Unit (BBU) AICA - Cuba. Được xuất bán thành phẩm, đóng gói cấp 2 tại Trung tâm Kỹ thuật Di truyền và Công nghệ Sinh học (CIGB) - Cuba.  

Vắc-xin Abdala mỗi liều 0,5ml chứa 50 mcg vắc-xin protein tái tổ hợp chứa vùng liên kết với thụ thể (RBG) của vi-rút SARS-CoV-2, bào chế ở dạng hỗn dịch tiêm bắp. Bộ Y tế đã phê duyệt có điều kiện vắc-xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đối với loại vắc-xin này vào ngày 17/9/2021


 


 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

FOLLOW US