Chủ Nhật, 20 tháng 6, 2021

CHÙA BÀ THIÊN HẬU - CHÙA BÀ CHỢ LỚN - QUẬN 5 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - SÀI GÒN

 CHÙA BÀ THIÊN HẬU - CHÙA BÀ CHỢ LỚN - QUẬN 5 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - SÀI GÒN 



Chùa Bà Thiên Hậu hay còn gọi là chùa Bà Chợ Lớn, tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu, tiếng Quảng: Pò Mỉu, là một ngôi miếu thờ Thiên Hậu Thánh mẫu. Địa chỉ ở 710 Nguyễn Trãi, Q.5, Chùa Bà Thiên Hậu được xây dựng vào thế kỷ 18 bởi người Hoa. Chùa Bà Thiên Hậu là một nơi linh thiêng bạn không thể bỏ lỡ khi đến với Sài Gòn. Mỗi dịp lễ Tết, người dân Sài Gòn thường ghé đến để thắp hương cầu năm mới bình an. 



Với những màu sắc truyền thống và vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa Bà Thiên Hậu, ngôi chùa hơn 200 năm tuổi này là một chốn linh thiêng giữa đất Sài Gòn phồn hoa, nhắc nhở người ta tìm về chốn bình yên, thanh bình để cầu phước lành cho gia đình và những người yêu thương.  


Chùa Bà Thiên Hậu có tầm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa của cộng đồng người Hoa đang sinh sống ở Sài Gòn, tồn tại đã 258 năm nhưng nó vẫn giữ được nét đặc trưng cho kiến trúc của người Hoa. Du khách từ khắp nơi đổ về làm việc thiện, chụp ảnh để thực hiện những bộ ảnh Tết với chiếc áo dài truyền thống.  


Chùa bà Thiên Hậu được chia làm ba nơi chính: Tiền điện, Trung điện và Chính điện với những gian thờ những vị thần linh trong lịch sử Trung Quốc.  


Chính điện là nơi thờ chính của Thiên Hậu Thánh Mẫu với tượng bà Thiên Mẫu được tạc từ khối gỗ nổi bật giữa không gian vô cùng tĩnh mịch, kì bí và linh thiêng. Xung quanh ánh sáng vàng, đỏ là chủ đạo cùng với bức gỗ màu đen, ánh nến lung linh càng huyễn hoặc người nhìn, có vẻ huyền bí, u tịnh. 


Tiền điện là nơi đặt miếu thờ của Phúc Đức Chánh thần, là thần thổ địa người cai quản đất đai của nhân dân và Môn Quan Vương tả là thần giữ cửa. 


Trung điện với bộ lư cổ hơn 130 tuổi lâu đời lịch sử với nhiều nhiều nét điêu khắc tỉ mỉ, tinh xảo.  


Phần mái Chùa bà Thiên Hậu cũng được trang trí bằng nhiều bức tượng đa dạng hình thù và kích thước. Dù vậy, tất cả đều hài hòa và đẹp mắt đến lạ. Nếu ngắm kỹ từng đường nét, bạn sẽ hiểu được thế nào là tinh tế là kỳ công.  


Điểm nhấn của ngôi chùa Bà Thiên Hậu là những chiếc vòng nhan treo trên không độc đáo. Người viếng có thể mua vòng nhan, ghi lại những lời chúc hay tâm nguyện của mình lên giấy. Sau đó bạn treo lên cùng với nhan để cầu xin với bà Thiên Hậu.  


LỄ HỘI CHÙA BÀ THIÊN HẬU: 


Mỗi dịp Tết đến, các dịp lễ như Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên Tiêu hoặc vào các ngày mùng 1, ngày rằm hàng tháng, người dân cũng như nhiều du lịch thường nô nức tới chùa Bà Thiên Hậu để cầu mong được phù hộ cho sự an lành, bình yên.  


Có người đến cầu lộc, cầu duyên, cầu tài, cũng có người cầu bình an, cho một đời được an nhiên bên gia đình, người làm công quả. 


Ngoài ra, ngày vía Bà Thiên Hậu được tổ chức vào 23 tháng 3 Âm lịch cũng là một sự kiện lớn được nhiều người dân tham gia. Trong ngày này, tượng Bà Thiên Mẫu được đặt trên một chiếc kiệu và được người dân rước đi xung quanh một vòng chùa. Cùng với nhiều hoạt động múa lân, biểu diễn nghệ thuật,… đã tạo nên một không gian lễ hội vô cùng sôi động vào náo nhiệt.  


Đến chùa Bà Thiên Hậu không chỉ để cầu mà còn là cơ hội để du khách tìm hiểu lịch sử vào kiến trúc và văn hóa của ngôi chùa cổ. 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

FOLLOW US