Thứ Hai, 19 tháng 7, 2021

KINH NGHIỆM KINH DOANH QUÁN CHÈ

 KINH NGHIỆM KINH DOANH QUÁN CHÈ 



  

Kinh doanh bán đồ ăn vặt những năm gần đây rất hot và nhiều người đã kiếm hàng vài chục triệu hàng tháng. Ngoài bánh tráng trộn, trà sữa thì chè cũng là món ăn vặt không kém phần hấp dẫn. Món chè được ưa thích trong những ngày hè nóng bức hay những ngày đông se se lạnh, không chỉ tuổi trẻ mà người trung niên, lớn tuổi vẫn thích chè.  


Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều quán chè được kinh doanh như: chè Thái, chè Huế, chè Yến, chè bưởi, chè thập cẩm, chè đậu, chè sen, chè mít… đa dạng chè giúp khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn các hương vị mà mình yêu thích, phục vụ được nhiều đối tượng.  


Hãy tham khảo bài viết sau về kinh nghiệm kinh doanh quán chè đạt hiệu quả, có lời:  


1./ HỌC CÁCH NẤU CHÈ: 


Nếu có chi phí bạn có thể thuê nhóm thợ chuyên nấu và chế biến về các món chè để bán hàng thì quả là điều tuyệt vời. Nếu bạn mới khởi nghiệp kinh doanh với vốn ít thì Bạn hãy đi học ngay một lớp dạy nấu chè tại các trung tâm hoặc học từ bạn bè người thân hay trên internet.  


2./ KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG XÁC ĐỊNH KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG:  


Tiếp theo bạn cần phải tìm hiểu, khảo sát thị trường xem xung quanh khu vực bạn định bán hàng đã có quán chè chưa? Quán đó ngon không? Khách có đông không? Giá của họ bao nhiêu? Hãy thử vào ăn để trãi nghiệm học hỏi.  


Khu vực bạn định kinh doanh có phải là khu vực thuận tiện cho việc buôn bán đồ ăn vặt, có phải là khu ẩm thực mà nhiều bạn trẻ hay đến không? Bạn cũng xác định đối tượng khách hàng tiềm năng của mình là ai? Giới trẻ học sinh sinh viên hay tầng lớp trung lưu?  


3./ LỰA CHỌN THUÊ MẶT BẰNG: 


Sau khi khảo sát thị trường và xác định khách hàng của mình thì bạn chọn mặt bằng để thuê. Tùy theo kinh phí và phân khúc khách hàng thì bạn chọn mặt bằng thuê cho phù hợp: khách sang thì bạn cần chọn mặt bằng phải rộng, sang chảnh còn nếu bạn bán cho giới trẻ thì chỉ cần mặt bằng nhỏ, sạch sẽ, thoải mái, có chỗ ngồi và chỗ để xe thuận lợi. 


Tất nhiên mặt bằng kinh doanh phải nằm tại những khu vực đông dân cư, gần trường học, trung tâm giải trí, khu ẩm thực là tốt vì đối tượng khách hàng dễ tiếp cận nhất là học sinh, sinh viên. 4./ TRANG TRÍ CẢI TẠO QUÁN: 


Một quán chè thì sẽ không tốn nhiều chi phí thiết kế như quán cà phê hay quán ăn chỉ cần không gian thoải mái nhất cho khách hàng khi đến quán, bàn ghế sạch sẽ, không gian quán phải sáng sủa, thêm ít tờ giấy dán tường ngộ nghĩnh.  


Ngoài ra bạn cần mua sắm 1 số đồ dùng cho quán như: tủ kiếng, ly, máy bọc ly, bàn, ghế, tô, thao, chén, hộp đựng nguyên liệu,...   


5./ MUA NGUYÊN LIỆU NẤU CHÈ: 


Bạn nên tìm chọn nguồn nguyên liệu đảm bảo sạch, ngon, chất lượng, có xuất xứ rõ ràng nhưng giá thành rẻ.  


6./ LẬP MENU CHO QUÁN CHÈ: 


Để quán chè của bạn thu hút được khách hàng thì bạn lên menu bằng các tên gọi các món chè của bạn thật độc lạ, thật hay, thật riêng biệt khiến khách hàng tò mò và muốn nếm thử hương vị của món ăn.  


7./ MARKETING VÀ TIẾP THỊ CHO QUÁN TRÀ CHÈ: 


Bạn cần lên kế hoạch tiếp thị, quảng bá cho quán chè như: quảng bá online, offline cần được thực hiện trước ngày khai trương từ 1-2 tuần và duy trì triển khai.  


Quảng bá online trên các mạng xã hội hay các ứng dụng App đặt đồ ăn, phổ biến trên Instagram, Facebook Fanpage, Tik Tok, Youtube và các kênh đặt đồ ăn và uống online của giới trẻ như Now, Foody, timdiadiem, Grabfood, Beamin, lozi,...  


Quảng bá offline như: phát tờ rơi, tặng bóng bay, giảm giá bán, ưu đãi mua 5 tặng 1, tặng voucher, tặng  50% với 100 người đầu tiên khai trương, mời người nổi tiếng đến dự ngày khai trương...  


Ngoài ra, các bạn cũng nên tận dụng các mối quan hệ cá nhân của mình, bạn bè, người thân... 


8./ VỐN MỞ QUÁN CHÈ LÀ BAO NHIÊU: 


Vốn lớn hay nhỏ phụ thuộc vào bạn mở quán chè dưới hình thức kinh doanh lớn hay vừa phải hay nhỏ ở vĩa hè.  


Đối với những quán chè có thuê mặt bằng quy mô nhỏ khoảng 20 chỗ ngồi, số vốn chuẩn bị tầm khoảng 30 – 50 triệu đồng.  


Đối với những quán chè có thuê mặt bằng quy mô nhỏ khoảng 50 – 70 chỗ ngồi, số vốn chuẩn bị tầm khoảng 50 – 100 triệu đồng. Những quán lớn hơn thì vốn hàng trăm triệu đồng. 


Ngoài ra bạn cần kinh phí dự kiến cho những tháng đầu sau khai trương để tồn tại. 


Giá một ly chè bình dân hiện nay có giá khoảng 10.000 đồng – 20.000 đồng. Lãi 1 ly chè tầm 5.000 - đến 7.000 đồng. Một ngày bán 100 – 200 ly chè có thể thu về hàng từ 500 – 1 triệu đồng.  


Như vậy Bạn có thể thu hồi vốn chỉ sau khoảng vài tháng hoạt động. 


Để mở quán chè thu hút khách, bên cạnh những món chè đã trở nên quen thuộc và thường được nhiều người chọn thưởng thức thì bạn cũng nên học cách nấu một vài loại chè đặc biệt để tạo dấu ấn thu hút thực khách, nét riêng, độc đáo cho quán chè của mình.  


Chúc bạn kinh doanh thành công! 


 


 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

FOLLOW US