Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2015

TỤC KHAI BÚT VÀ XIN CHỮ ĐẦU NĂM ĐẦU XUÂN

TỤC KHAI BÚT VÀ XIN CHỮ ĐẦU NĂM ĐẦU XUÂN




I. Khai bút đầu năm đầu xuân là gì?


* Khai bút đầu năm đầu xuân là một phong tục thể hiện nét đẹp của văn hóa người Việt Nam. Khai bút đầu xuân là bạn cầm bút viết hoặc vẽ lần đầu tiên vào dịp đầu năm. Tục khai bút không phải là một nghi lễ bắt buộc trong ngày Tết, nhưng từ bao lâu nay, nó vẫn được mọi người đề cập đến nhiều trong cuộc sống, nhất là những ngày đầu năm.

* Trong văn hóa và thói quen của người Việt, mọi người quan niệm rằng, ngày đầu tiên của năm là ngày quan trọng cho một khởi đầu mới. Những ngày đầu tiêu của năm, nếu mọi việc suôn sẻ, ai nấy vui vẻ thì cả năm sẽ luôn được may mắn. Tục khai bút  đầu năm luôn luôn được mọi người hưởng ứng nhằm nhắc nhở nhau thực hiện, mong cho một năm mới phát tài.

* Tục khai bút ngày xưa có ông đồ, thầy đồ, học sĩ, ngày nay có học sinh, giới văn sĩ, thi sĩ, người làm nghề viết. Thường thì sau giao thừa, mọi người sẽ chọn một giờ tốt để làm lễ khai bút. Đây cũng chỉ là một lễ tương trưng, gọi là để bắt đầu sự nghiệp, sự học, sự viết cho một năm mới. Ngoài ra không nhất thiết phải khai bút vào ngay sau giao thừa, mà có thể chọn một ngày hay một giờ thích hợp nào đó để khai bút, từ ngày mồng một Tết cho đến những ngày sau đó.



II. Khai bút đầu năm đầu xuân nên viết gì?


* Có người chỉ viết lên ngày, tháng đánh dấu việc khai bút, nhưng cũng có người sáng tác cả một tác phẩm đầu năm cho lúc khởi đầu này. Cũng có người viết lên những mong muốn cho một năm mới nhiều thuận lợi, học hành được tiến bộ và tương lai nghề nghiệp rộng mở. Những ông đồ hay Nho sĩ khai bút thường viết câu đối hoặc một chữ đẹp để treo trong nhà.

* Ngày xưa, nội dung bài khai bút thường là một câu đối, một bài thơ đường luật ứng tác, hoặc một câu danh ngôn. 

* Đôi khi bài khai bút lại là một vài lời tâm nguyện dành cho năm mới. 

* Sau này, nội dung bài khai bút được biến hóa phong phú hơn tùy theo hoàn cảnh, sở thích, và thông điệp mà mỗi cá nhân muốn truyền tải cho bạn bè, đồng nghiệp, hoặc hội đoàn của mình. 

* Có khi là mở đầu một cuốn sổ nhật ký hoặc một án thư. 



III. Tục xin chữ đầu năm: 


* Ngoài phong tục Khai bút vào dịp Tết, ngưòi Việt ta còn có một phong tục khác cũng đề cao tinh thần yêu quý chữ. Đó là phong tục Xin chữ đầu xuân. Vào giờ khắc giao thừa, người Việt ta tin rằng cầu xin khấn nguyện điều lành vào thời khắc này sẽ rất linh thiêng và ảnh hưỏng suốt trong năm. Xin chữ là một nét đẹp văn hóa cần phát huy. Chỉ một chữ mà có ý nghĩa về đạo đức và đời sống đốỉ với những con người cụ thể sẽ giá trị hơn nhiều những lời rao.

* Ngày xưa, dân ta ở mọi tầng lớp xin chữ đầu xuân và người cho chữ là các thầy đồ. Các thầy đồ Nho học, Hán học, và Quốc Ngữ học thả hồn theo nét bút mà tặng lại cho người xin chữ cái tâm tế của mình đã được gửi qua nét chữ và nội dung của chữ theo ước nguyện của người xin. Đó là cách tặng lộc qua nét chữ một cách rất tinh tế và khéo léo của người Việt trong những ngày đầu xuân.

* Gác thầy đồ Hán học và Quốc ngữ học tha hồ thả hồn theo nét bút mà tặng lại cho ngưòi xin cái tâm, cái tài của mình được gửi qua nét chữ và nội dung của chữ “theo ước nguyện của người xin.




* Việc xin chữ đầu năm tại Hà Nội diễn ra ở nhiều nơi: trong nhà riêng của một số thầy đồ có tiếng văn hay chữ tốt, trên đường phố nơi có khoảng hè rộng rãi và nhiều người qua lại. Chỗ có vẻ ấn tượng nhất là trước sân Văn Miếu Quôc Tử Giám, phố đường Bà Triệu, đoạn giao cắt với đường Trần Hưng Đạo… 

* Trong số chữ xin thì chữ Đạt, chữ Đăng Khoa, chữ Tâm… là những chữ để làm người me cha mong muốn. 

* Chữ Tâm là bậc nhất, gần gũi và thiết thực. Điều này lứa tuổi nào cũng cần, cũng phải có. 

* Nhẫn là chữ được nhiều người ở nhiều lứa tuổi khác nhau xin. Chữ Nhẫn treo trước mặt để luôn tỉnh táo trong công việc. Chữ Nhẫn là để dùng cho người mới bước vào đời, mới có công ăn việc làm. Nhẫn nghĩa là nhẫn nại, nhẫn chịu. 



IV. Khai bút đầu xuân ngày nay:


* Ngày nay, tục khai bút đầu xuân đã có nhiều thay đổi. Nó không còn phổ biến và mang đậm ý nghĩa như xưa nữa. Một số ít gia đình, đặc biệt là các học sinh, giới văn sĩ, thi sĩ, người làm nghề viết lách… phong tục này vẫn rất được coi trọng. Bởi ngoài những giá trị chân thiện mỹ, việc khai bút đầu xuân còn có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Nó không chỉ tượng trưng cho sự khởi đầu một sự nghiệp, sự học mà còn gửi gắm rất nhiều tâm tư, nguyện vọng về một năm mới suôn sẻ, hạnh phúc và thành công.

* Hà Nội năm nay đã tổ chức lễ khai bút đầu xuân tại đình thờ nhà giáo Chu Văn An tại xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì. Đoàn khai bút đầu xuân với 5 chữ: Đức-Trí-Học-Thành-Nhân.

* Tại Hải Phòng thì hàng trăm sĩ tử cùng nhau khai bút trong lễ hội khai bút đầu xuân Ất Mùi tổ chức ở vùng đất Dương Kinh xưa, nay thuộc huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng.

* Tại Hải Dương: Nét đẹp khai bút đầu năm diễn ra tại Đền thờ nhà giáo Chu Văn An.

Cuối cùng xin chúc bạn có một mùa xuân may mắn, thi cử đỗ đạt, học hành tấn tới làm ăn suông sẽ và sự nghiệp được hanh thông như diều gặp gió.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Mr. Trương Lam Sơn

0918 407070

 ************

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

FOLLOW US