Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2016

PHONG TỤC TẾT ĐOAN NGỌ MÙNG 5 THÁNG 5


PHONG TỤC TẾT ĐOAN NGỌ MÙNG 5 THÁNG 5




Chào bạn.

Ca dao ta có câu:

"Tháng tư đong đậu nấu chè.
Ăn tết Đoan ngọ trở về tháng năm."

Vậy Tết Đoan Ngọ là tết gì ? Và ta ăn Tết Đoan Ngọ vào ngày nào tháng Năm nào?



I./ TẾT ĐOAN NGỌ LÀ GÌ:



  • Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Đoan Dương, được tổ chức ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại một số nước Đông Á như Việt Nam, Triều Tiên, Hàn Quốc và Trung Quốc. Tết Đoan ngọ tồn tại từ lâu trong văn hoá dân gian Phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hoá.
  • Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ chiều, và ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí. Sở dĩ Tết này được gọi là Tết Đoan Ngọ, chính vì tháng năm là tháng bắt đầu nắng to, khi dương đang thịnh như mặt trời vào lúc giữa trưa. Theo địa bàn thì phương Nam là chính Ngọ, mà Ngọ là ngôi dương, cho nên tết này là Tết Đoan Dương. Vả chăng tháng năm cũng lại là tháng Ngọ trong một năm.
  • Ở Việt Nam, ngày Tết Đoan Ngọ là Tết chiết sâu bọ, là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng.




II./ Truyền thuyết Về Tết Đoan ngọ tại Việt Nam:



  • Thời xa xưa vào một ngày sau vụ mùa nông dân chúng đang ăn mừng vì trúng mùa, nhưng sâu bọ năm ấy kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Nhân dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản gồm có bánh gio, trái cây sau đó ra trước nhà mình mà vận động thể dục.
  • Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau đó sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượt. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng. Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.




III./ Các hoạt động chính vào Tết Đoan Ngọ:



  • Tết Đoan Ngọ là dịp dân ta thường ăn tết ở nhà với gia đình. Buổi sáng sớm ngày Tết Đoan Ngọ người ta ăn bánh tro, trái cây, và rượu nếp để giết sâu bọ, bệnh tật trong người.
  • Nhiều người tắm nước lá mùi để phòng bệnh và tẩy trừ sâu bọ. Nhiều địa phương ở ven biển đúng giờ ngọ họ đi tắm biển. Vì ngày này, theo quan niệm dân gian khí dương mạnh nhất trong năm, người ta cúng lễ để cầu an. Cũng theo quan niệm đó, các loại cây lá hái trong thời gian này có tác dụng chữa bệnh tốt nhất nên các thầy thuốc thường lên núi hái thuốc.
  • Vào dịp Tết Đoan Ngọ, nếu ai bị cảm cúm nên dùng 5 loại lá: bạch đàn, xương rồng, ngũ trảo, dâu tằm ăn, và sả nấu nước xông để bớt bệnh. Một số nhà dùng cành xương rồng bỏ trong nhà để đuổi tà ma.
  • Bánh tro đã trở thành món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ ở Nam Trung Bộ và Miền Nam Việt Nam. Bánh tro có nhiều tên khác nhau như banh ú, bánh gio và bánh âm và có vài biến thể khác nhau theo điệu phương. Bánh tro làm bằng gạo đã ngâm từ nước tro được đốt bằng củi các loại cây khô hay rơm, gói trong lá chuối. Bánh tro dễ ăn, dễ tiêu làm mát ruột, thường ăn với đường hoặc mật.
  • Ở miền Bắc, ngày này các gia đình thường làm các món từ vịt, đặc biệt là tiết canh vịt.
  • Rượu nếp hay cái rượu cũng là món ăn được nhiều người ưa thích trong tết Đoan Ngọ. Tục uống rượu hoặc ăn rượu nếp giết sâu bọ.




IV./ LỄ BÁI TRONG NGÀY TẾT ĐOAN NGỌ:



  • Có tiết lễ, phải có cúng bái. Cũng như các tết khác, ta cũng ăn Tết Đoan Ngọ bằng sự cúng lễ.
  • Tại các làng xã có cúng lễ thần tại đình, đền; tại các thôn xóm có cúng tại miếu. Ở nhà bạn nên lễ cúng ông bà ông vải và cúng Thổ Công. Riêng tại gia đình các đông y sĩ có sữa lễ cúng Thánh sư, ngoài lễ cúng tổ tiên và Thổ Công.
  • Hoa quả là những thứ không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ.


V./ TỤC LỄ NGÀY ĐOAN NGỌ:


Ngoài việc cúng lễ trong ngày Tết Đoan Ngọ, ở một vài địa phương, người Việt ta có nhiều tục lệ được mọi người hưởng ứng cùng theo:


  1. Tục giết sâu bọ,
  2. Tục nhuộm móng chân móng tay,
  3. Tục đeo bùa tui bùa túi,
  4. Tục tắm nước lá mùi,
  5. Tục khảo cây lấy quả,
  6. Tục hái thuốc vào giờ Ngọ,
  7. Tục treo ngãi cứu để trừ tà,
  8. Tục đi siêu.

  • Tết mồng 5 tháng Năm, còn được ta gọi là Tết Giết sâu bọ vì theo quan niệm của ta xưa, trong người, nhất là trong bộ phận tiêu hóa, thường có sâu bọ. Sâu bọ này nếu không bị trừ đi sẽ sinh sản ngày càng nhiều và gây tại hại cho người. Quanh năm sâu bọ ẩn sâu trong bụng, duy chỉ có ngày mồng 5 tháng 5 là chúng ngoi lên. Nhân dịp sâu bọ ngoi lên, người ta sẽ giết chúng. Giết sâu bọ bằng chính bằng những thức ăn, nhất là bằng rượu nếp và hoa quả, hòa ít tam thần đơn hoặc bôi phẩm hồng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để trừ trùng.
  • Sáng sớm ngày mồng 5 tháng Năm, ngay khi thức dậy, súc miệng xong là phải giết sâu bọ ngay. Trong ngày này mỗi người ăn ít nhất một bát cơm rượu nếp, sau đó ăn một bát thạch, rồi đến ăn các trái cây như mận, muỗm, sấu, đào … Ăn rượu nếp vào cho chúng say, sau đó những trái cây làm cho chúng chết.
  • Đối với trẻ con, bôi một ít thần sa, chu sa vào hai bên thái dương và vào bụng giặc hòa với nước cho chúng uống vì người ta tin rằng, lúc sâu bọ bị trái cây giết có sự phản ứng gây sự bất an cho trẻ con nên dùng thần sa, chu sa để trấn an trước. Cho trẻ ăn hoa quả, rượu nếp, trứng luộc, kê, bánh đa, mận, muỗm, dưa hấu, uống nước dừa... bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ.
  • Trẻ em giết sâu bọ xong khi còn ngồi trên giường, rồi rửa mặt mũi, chân tay xong bắt đầu nhuộm móng tay móng chân, đeo chỉ ngũ sắc. Em gái đến độ tuổi xâu lỗ tai cũng chọn ngày này mà xâu.
  • Nhiều người mua bùa chỉ đeo cho trẻ con. Bùa kết bằng chỉ ngũ sắc, kết theo hình hoa sen, quả đào, quả ớt... Lại may áo lụa mang đến các cửa chùa, cửa tĩnh in dấu vẽ bùa rồi mặc cho trẻ, có ý trừ ma tà cho khỏi quấy.
  • Ngày nay, hàng năm khi mồng 5 tháng 5 tới, ngoài việc cúng bái, vẫn còn người giết sâu bọ, vẫn ăn cơm rượu nếp hay cơm rượu vào buổi sáng và vẫn dùng trái cây như xưa.
  • Giữa trưa ngày tết đoan ngọ thì làm cỗ cúng gia tiên, rồi đi hái lá mồng năm. Tục hái thuốc mồng 5 cũng bắt đầu từ giờ Ngọ, đó là giờ có Dương khí tốt nhất trong cả năm, lá cây cỏ thu hái được trong giờ đó có tác dụng chữa bệnh tốt, nhất là các chứng ngoại cảm, các chứng âm hư. Người ta hái bất kỳ loại lá gì có sẵn trong vườn, trong vùng, miễn sao đủ trăm loại, nhiều ít không kể, nhất là lá ích mẫu, lá cối xay, lá vối, ngải cứu, sả, tử tô, kinh giới, lá tre, lá bưởi, cam, chanh, quýt, mít, muỗm, hành, tỏi, gừng, chè, ổi, trầu không, sài đất, sống đời, bồ công anh, sen, vông, lạc tiên, nhọ nồi... đem về ủ rồi phơi khô, để sau đem nấu uống cho rằng uống thế thì lành.
  • Có nhiều người đi lấy lá ngải cứu, năm nào thì kết hình con thú năm ấy như năm Tý thì kết con chuột, năm Sửu kết con trâu, năm Dần kết con hổ... treo ở giữa cửa, để trừ ma quỷ và về sau ai có bệnh đau bụng thì dùng làm thuốc sắc uống.

chúc bạn cùng gia đình hưỡng một cái tết đoan ngọ thật hạnh phúc, vui tươi và đầm ấm!


(((___)))

Mr. Trương Lam Sơn


 ~~~~~~~~~~~~~~~

Tel: 0918 407070

&&&&&


****************



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

FOLLOW US