Thứ Hai, 18 tháng 4, 2022

BÍ QUYẾT VIẾT MẪU ĐƠN XIN VIỆC CHUẨN DÀNH CHO ỨNG VIÊN MỚI

 BÍ QUYẾT VIẾT MẪU ĐƠN XIN VIỆC CHUẨN DÀNH CHO ỨNG VIÊN MỚI



Đơn xin việc tiếng Anh là Application for employment. Đơn xin việc là một phần rất quan trọng trong bộ hồ sơ xin việc của ứng viên, là phương tiện kết nối người xin việc với các nhà tuyển dụng.  


NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐƠN XIN VIỆC:   


Đơn xin việc bao gồm thông tin cơ bản và điểm mạnh, kinh nghiệm và kỹ năng… của mỗi ứng viên, với những nội dung sau: 


Tiêu đề: viết hoa và ghi tên đầy đủ của doanh nghiệp bạn muốn ứng tuyển.  


Họ và tên người viết đơn: ghi theo giấy khai sinh, và viết hoa. 


Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân, Ngày cấp, Nơi cấp: Bạn ghi rõ thông tin như trên giấy CMTND/thẻ CCCD. 


Trình độ văn hóa: Bạn cần ghi 12/12.  


Trình độ chuyên môn: Bạn hãy điền ngành nghề mà bạn được đào tạo, kèm theo Đại Học, Cao Đẳng, hay dạy nghề. 


Ngoại ngữ: Nếu bạn có khả năng về ngoại ngữ ngôn ngữ nào khác thì hãy điền ngôn ngữ đó vào mục này, kèm chứng chỉ. 


Tình trạng sức khỏe: bạn ghi như giấy khám sức khỏe. 


Nội dung của cần có trong đơn xin việc: Phần đầu nội dung, nêu vị trí tuyển dụng bạn ứng tuyển và bạn tiếp cận thông tin tuyển dụng từ nguồn nào. 


Phần kế tiếp tạo ấn tượng tới nhà tuyển dụng bằng cách trình bày ngắn gọn, đầy đủ như: trình độ, các văn bằng đã có, các lớp đã học qua, Kỹ năng mềm đã có, Kinh nghiệm làm việc, Mục tiêu nghề nghiệp, Lý do bạn ứng tuyển. 


Lưu ý: Không trình bày miên man, dài dòng hãy nêu những điểm nổi bật, có liên quan tới công việc mà bạn ứng tuyển.   


Kết thúc đơn xin việc: phần này bạn nên nhấn mạnh kỹ năng làm việc của bạn thực sự phù hợp tới vị trí mà bạn ứng tuyển. Thể hiện rõ mong muốn được tiếp cận trực tiếp nhà tuyển dụng bằng một cuộc phỏng vấn hoặc một phản hồi sớm.  


Cuối cùng ghi lời cảm ơn và chữ ký, ghi đầy đủ họ tên của bạn. 


Xác nhận của Ủy ban nhân dân: (mục này không quan trọng hay bắc buộc). Nếu Cty cần thiết thì bạn hãy cần ra Ủy ban nhân dân phường/xã nơi mà mình đang cư trú để xin chữ ký và dấu, còn không thì thôi. 


Đơn xin việc làm có thể bạn nộp đơn trực tuyến, đơn gửi trực tiếp, đơn gửi qua Bưu Điện, gửi qua website của Cty, qua email hay viết tay. 


BÍ QUYẾT VIẾT ĐƠN XIN VIỆC LÀM CHINH PHỤC MỌI NHÀ TUYỂN DỤNG: 


1./ Nghiên cứu trước về công việc, công ty muốn ứng tuyển: 


Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng, muốn cho bản đơn xin tuyển dụng của bạn đạt được hiệu quả như ý đầu tiên bạn cần chủ động nghiên cứu, tìm hiểu về vị trí công việc, công ty mà bạn muốn ứng tuyển. Có thể tìm hiểu qua: website Công ty, fanpage Cty, hay mạng xã hội của doanh nghiệp hoặc chính những người đã làm việc tại công ty bạn muốn ứng tuyển. V 


2./ Nội dung đơn xin việc ngắn gọn và thu hút: 


Tùy theo vị trí ứng tuyển mà bạn cần có sự linh hoạt trong phong cách viết để thu hút nhà tuyển dụng, thật ngắn gọn nhưng cũng cần phải đảm bảo đầy đủ bố cục của một tờ đơn thật chuyên nghiệp. 


Ngoài ra bạn cần đề cập nguyện vọng của bản thân khi tới phỏng vấn với nhà tuyển dụng.  


3./ Từ ngữ trang trọng và chuyên nghiệp: 


Từ ngữ khi viết đơn ứng tuyển cần phải thật sự dễ hiểu và trang trọng tránh sử dụng các từ ngữ mang tính địa phương hoặc sai chính tả. Bạn có thể dụng những cụm từ khá đơn giản như: Với kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc tại Cty củ, tôi tin tưởng mình đã quen thuộc và làm tốt với vị trí này.   


4./ Mẩu đơn khác nhau cho mỗi công ty ứng tuyển: 


Không nên dùng một bản mẫu đơn xin việc rập khuôn để có thể nộp cho nhiều công ty khác nhau. Điều này rất bất lợi cho ứng viên khi rất dễ gây ra những nhầm lẫn khác nhau về địa chỉ, tên công ty, nội dung chính trong đơn, vị trí ứng tuyển, mức lươn đề xuất… nhà tuyển dụng dễ hiểu nhầm bạn là người không có hứng thú với công việc, với Cty.  


Hãy đầu tư thời gian viết nhiều mẩu đơn xin việc khác nhau đối với các Cty khác nhau, để gây ấn tượng tốt nhất và có thành ý với nhà tuyển dụng. 


5./ Trình bày đẹp:  


Ngoài rõ ràng thì đơn xin việc cần đẹp, sạch sẽ và có điểm nhấn. 


6./ Sáng tạo, khác biệt:  


Giữa nhiều ứng viên, bạn cần tạo chút khác biệt để nổi bật, đó là những nét cho bản thân để nhà tuyển dụng phải chú ý tới bạn.


Tóm lại: Bạn hãy tìm hiểu và đọc kỹ thông tin tuyển dụng để biết nhà tuyển dụng đang tìm kiếm điều gì, rồi sau đó đối chiếu với bản thân và xem lại định vị lại bản thân có đặc điểm, khả năng, kinh nghiệm gì và có phù hợp với mô tả công việc không. Từ đó bạn mới lên ý tưởng và sắp xếp lại những ý trùng khớp trong đơn xin việc với vị trí tuyển. 


NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP KHI VIẾT ĐƠN XIN ỨNG TUYỂN 


1./ Lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp: 


Bạn cần đọc lại nhiều lần đơn xin việc bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt trước khi bấm gửi qua email cho nhà tuyển dụng. Bạn có thể tra lỗi chính ta qua google hoặc cần thiết, hãy nhờ một người có kinh nghiệm tuyển dụng để kiểm tra lần cuối cùng lá đơn của bạn.   


2./ Nội dung đơn không liên quan đến vị trí ứng tuyển: 


Bạn nên sử dụng câu cú ngắn gọn nhưng phải chính xác bao hàm thông tin như nhà tuyển dụng thông báo. Hạn chế trình bày dài dòng, các câu văn không trúng vào vị trí ứng tuyển. 


3./ Quá tự tin - tự kiêu: 


Việc tự tin với các điểm mạnh của bản thân là điều rất tốt, nhưng đừng quá nổ về năng lực của bản thân, sẽ khiến cho nhà tuyển dụng có cảm tình không tốt về bạn. 


4./ Thiếu trung thực: 


Hãy trung thực đề cập tới những kỹ năng nghề nghiệp mà mình có, đừng nói mình biết nhiều thứ.


5./ Độ dài đơn xin việc quá dài hoặc quá ngắn: 


Độ dài phù hợp cho lá đơn xin việc là trong một trang A4. 


6./ Sao chép copy đơn xin việc:

Chép nguyên đơn của người khác trên mạng mà không có chỉnh sửa phù hợp hoặc dùng một lá đơn xin việc cho nhiều nơi mà không chỉnh sửa.

Với mẫu đơn xin việc ngành nghề khác nhau sẽ viết nội dung khác nhau, từ marketing, kinh doanh, nhân sự, lập trình viên, kế toán, bán hàng, kỹ thuật, admin, bảo vệ, lái xe, kiểm hàng, môi giới bất động sản… bạn sẽ biết cách viết đơn xin việc khác nhau. 


Tóm lại: đây là kinh nghiệm cách viết đơn xin việc trong hồ sơ chuẩn nhất hiện nay giúp bạn tăng khả năng trúng tuyển cao hơn so với các đối thủ khác. Sự tỉ mỉ, cẩn thận cộng thêm kinh nghiệm và tâm huyết thì cơ hội tìm việc làm tốt sẽ nằm trong tầm tay của bạn.  


Tuy nhiên bạn hãy tham khảo và rèn luyện những kỹ năng mềm cần thiết phù hợp với nghề của bạn trước khi đi ứng tuyển thì cơ hội bạn rất cao. 

 

>>> Tham khảo các kỹ năng mền tại đây: 11 KỸ NĂNG MỀM QUAN TRỌNG TẠO ĐÀ THÀNH CÔNG  



Ví dụ: Mẫu đơn xin việc làm: 


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 


 …….o0o……. 


 ĐƠN XIN VIỆC LÀM 


 Kính gửi: GIÁM ĐỐC CTY CỔ PHẦN ABC - Địa chỉ: số: 10, đường def, Tp HCM. 


Tên tôi là: ………………………………………… 


Sinh năm: ………………………………………… 


Địa chỉ: …………………………… SDT: ... Email: …. 


Theo thông tin tuyển dụng của Quý Công ty trên website, tôi viết đơn này để ứng tuyển vào vị trí: Chuyên Viên Kỹ Thuật Sản Xuất.  


Tôi tốt nghiệp trường Đại Học Bách Khoa, chuyên ngành Kỹ sư máy Công Nghiệp.  


Hiện tôi đang làm việc cho công ty HSB, vị trí chuyên viên sản xuất.  


Thời gian: 1/2 năm. 


Công việc hàng ngày: giám sát, vận hành kỹ thuật toàn bộ nhà máy sản xuất ra sản phẩm. Nhận nguyên liệu từ kho và sản xuất sản phẩm theo yêu cầu khách hàng từ phòng kinh doanh, báo cáo kết quả hàng ngày về Manager.  


Các kỹ năng mềm: Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng báo cáo. 


Ngoài ra: sử dụng thành thạo đọc và thiết kế vẽ 3D, tin học văn phòng, Internet, mail, mạng xã hội...   


Ngoại ngữ: Tiếng Anh khá, có thể đọc hiểu các tài liệu chuyên ngành hay giao tiếp.  


Tôi cũng sẵn sàng đi công tác xa và làm thêm giờ theo yêu cầu của công việc. 


Tôi tin rằng với kỹ năng và kinh nghiệm của tôi có thể hoàn thành tốt công việc đang ứng tuyển. Tôi hy vọng có cơ hội đóng góp công sức vào sự phát triển của Quý công ty.   


Xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào! 


Hồ Chí Minh, ngày ….. tháng ….. năm 201….. 


Người làm đơn 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

FOLLOW US