CÁC PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
a./ Huy động vốn từ vốn góp ban đầu: Khi doanh nghiệp thành lập thì chủ doanh nghiệp phải đầu tư một số vốn nhất định. Đối với công ty cổ phần, nguồn vốn do các cổ đông đóng góp quyết định để hình thành công ty. Mỗi cổ đông là một chủ sở hữu của công ty và vốn tự có của chủ doanh nghiệp thường lớn hơn
nhiều so với vốn pháp định, nhất là sau một thời gian hoạt động và mở rộng kinh doanh.
nhiều so với vốn pháp định, nhất là sau một thời gian hoạt động và mở rộng kinh doanh.
b./ Huy động vốn từ lợi nhuận không
chia: Lợi nhuận không chia là một phần trong lợi nhuận của doanh nghiệp, được tích luỹ lại để tái đầu tư. Rất nhiều công ty coi trọng chính sách tái đầu tư từ số lợi nhuận để lại. Họ đặt ra mục tiêu số vốn ngày càng tăng.
c./ Huy động vốn từ phát hành cổ phiếu: là một hình thức doanh nghiệp huy động vốn trực tiếp từ thị trường chứng khoán. Khi có cầu về vốn và lựa chọn hình thức này, doanh nghiệp tính toán và phát hành cổ phiếu, bán trên thị trường chứng khoán.
Hình thức huy động vốn này có đặc trưng cơ bản là tăng vốn không làm tăng nợ của doanh
nghiệp bởi những người chủ sở hữu cổ phiếu thành những cổ đông của doanh nghiệp. Vì lẽ này nhiều nhà quản trị học gọi hình thức huy động vốn qua phát hành cổ phiếu là nguồn cung ứng vốn nội bộ.
2./ Huy động vốn từ phát hành trái phiếu Cty:
$ Phát hành trái phiếu là hình thức cung ứng vốn trực tiếp từ công chúng: doanh nghiệp phát hành lượng vốn cần thiết dưới hình thức trái phiếu thường có kỳ hạn xác định và bán cho công chúng. Khác với hình thức phát hành cổ phiếu, hình thức phát hành trái phiếu với đặc điểm là tăng vốn và tăng nợ của doanh nghiệp.
3./ Huy động vốn từ vay ngân hàng, tổ chức tín dụng và các quỹ đầu tư:
$ Tín dụng Ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất, không chỉ đối với sự phát triển của doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sự hoạt động và phát triển của các công ty, các doanh nghiệp đều gắn liền với các dịch vụ tài chính do các ngân hàng thương mại cung cấp, trong đó có việc cung ứng các nguồn vốn tín dụng.
$ Tín dụng Ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất, không chỉ đối với sự phát triển của doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sự hoạt động và phát triển của các công ty, các doanh nghiệp đều gắn liền với các dịch vụ tài chính do các ngân hàng thương mại cung cấp, trong đó có việc cung ứng các nguồn vốn tín dụng.
$ Vay vốn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác là
hình thức doanh
nghiệp vay vốn dưới hình thức ngắn hạn, trung hạn, dài hạn từ các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác, đây là mối quan hệ tín dụng giữa một bên cho vay và một bên đi vay.
$ Với hình thức vay vốn từ ngân hàng thương mại doanh nghiệp có thể huy động được một lượng vốn lớn, đúng hạn và có thể mời các ngân hàng cùng tham gia thẩm định dự án nếu có cầu vay đầu tư lớn. Bên cạnh đó để có thể vay vốn từ ngân hàng thương mại đòi hỏi doanh nghiệp phải có uy tín lớn, kiên trì đàm phán, chấp nhận các thủ tục ngặt nghèo. Trong quá trình sử dụng vốn, doanh nghiệp phải tính toán trả nợ ngân hàng theo đúng kế hoạch.
$ Với hình thức vay vốn từ ngân hàng thương mại doanh nghiệp có thể huy động được một lượng vốn lớn, đúng hạn và có thể mời các ngân hàng cùng tham gia thẩm định dự án nếu có cầu vay đầu tư lớn. Bên cạnh đó để có thể vay vốn từ ngân hàng thương mại đòi hỏi doanh nghiệp phải có uy tín lớn, kiên trì đàm phán, chấp nhận các thủ tục ngặt nghèo. Trong quá trình sử dụng vốn, doanh nghiệp phải tính toán trả nợ ngân hàng theo đúng kế hoạch.
$ Tín dụng thương mại trong hoạt động kinh doanh do đặc điểm quá trình
cung ứng hàng hoá và thanh toán không thể khi nào cũng phải diễn ra đồng thời nên tín dụng thương mại tồn tại là một nhu cầu khách quan. Thực chất, luôn diễn ra đồng thời doanh nghiệp nợ khách hàng tiền và chiếm dụng tiền của khách hàng. Nếu số tiền doanh nghiệp chiếm dụng của khách
hàng lớn hơn số tiền doanh nghiệp bị chiếm dụng thì số tiền dư ra sẽ mang bản chất tín dụng thương mại.
4./ Huy động vốn từ huy động vốn khách hàng:
$ Là kênh huy động vốn hữu hiệu vì DOANH
NGHIỆP không phải trả lãi và khách hàng có thể mua sản phẩm của doanh nghiệp với nhiều ưu đãi. Khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm thì đặt cọc một số tiền nhất định khi ký kết hợp đồng trong
khi DOANH NGHIỆP thì có vốn xây dựng dự án. Hợp đồng ký kết có sự đảm bảo về giá cả hợp lý, quyền lợi và nghĩa
vụ cụ thể giữa hai bên. Cty phải có uy tín và đảm bảo tiến độ sản xuất và phải giao sản phẩm cho khách hàng đúng hạn như cam kết.
5./ Huy động vốn từ liên doanh - liên kết trong và ngoài nước:
$ Liên doanh, liên kết theo hình thức này là doanh nghiệp liên doanh, liên kết với một hoặc một số doanh nghiệp khác nhằm tạo vốn cho một một số hoạt động hay dự án liên doanh. Các bên liên doanh ký kết hợp đồng liên doanh thoả thuận về các vấn đề như phương thức hoạt động, quyền và nghĩa
vụ của mỗi bên, thời hạn hợp đồng.
$ Với phương thức liên doanh, liên kết doanh nghiệp có một lượng vốn lớn cần thiết cho hoạt động nào đó mà không làm tăng nợ. Vì vậy, phương thức này có thể được coi là phương thức cung ứng vốn nội bộ.
Mr. Trương Lam Sơn
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Mr. Trương Lam Sơn
TruongLamSon@gmail.com
Tel: 0918 407070
****************
Cty TNHH BE THE RICH
– www.BeTheRich.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét