Ý NGHĨA TẾT
NGUYÊN TIÊUHAY LỄ
HỘI
TRĂNG RẰM
VÀO NGÀY RẰM THÁNG GIÊNG
TẾT
NGUYÊN TIÊU LÀ TẾT GÌ? Ý NGHĨA CỦA
TẾT
NGUYÊN TIÊU
Tết Nguyên Tiêu vào ngày rằm tháng Giêng, là ngày lễ hội cổ truyền bắt nguồn tại Trung Quốc và là Tết Thượng Nguyên tại Việt Nam. Tết Nguyên Tiêu là một dịp quan trọng không kém so với Tết Nguyên Đán, thường tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng Âm lịch.
Tết
Nguyên Tiêu hay Lễ hội
trăng rằm
diễn
ra từ
giữa
đêm 14 (đêm trước trăng rằm),
trọn
ngày 15 (ngày rằm) cho đến
nửa
đêm 15 (đêm trăng rằm) của
tháng Giêng Âm lịch.
Tết
Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu
tiên của
năm mới.
“Nguyên” là thứ nhất,
“tiêu” là đêm. Tết Nguyên Tiêu còn gọi
là lễ
Thượng
Nguyên, bởi còn có Tết
Trung Nguyên (rằm tháng Bảy)
và Tết
Hạ
Nguyên (rằm tháng Mười).
Người
Việt
quan niệm
tháng giêng là khởi đầu
cho một
năm mới,
tháng đầu
tiên của
năm có ý nghĩa “đầu có xuôi, đuôi mới
lọt”.
Rằm
tháng Giêng (còn được biết
đến
như
là Tết
Nguyên tiêu) là đêm trăng tròn đầu
tiên khởi
đầu
một
năm mới,
đích thực
mang những
ý nghĩa tâm linh đặc biệt.
Có thể
thấy
tầm
quan trọng
của
Tết
Nguyên Tiêu trong văn hóa Việt Nam khi ông bà ta
có câu: “Cúng quanh năm không bằng rằm
tháng Giêng” hay “Lễ Phật
quanh năm không bằng ngày rằm
tháng Giêng”.
Theo quan niệm
truyền
thống,
“ngày rằm,
mùng một”
không chỉ
mang ý nghĩa linh thiêng, mà còn chứa
đựng
những
điều
tốt
lành, may mắn. Chính vì vậy
người
ta đã chọn
những
ngày này làm thời điểm
thích hợp
để
bày tỏ
lòng thành kính, khát vọng của
mình với
tự
nhiên. Khái niệm “tự
nhiên” ở
đây được
hiểu
là chốn
linh thiêng nơi có thần,
Phật
và các bậc
tiền
nhân đã thuộc về
tự
nhiên.
Tết Nguyên Tiêu - đêm trăng sáng đầu tiên của một chu kỳ xuân mới. Trăng Nguyên tiêu thanh bình, gió lành mơn man thổi nhẹ, không gian lãng đãng làm cho tâm hồn thi nhân thêm phấn chấn trước những thay đổi của cảnh sắc mây trời, hương thơm của cỏ cây hoa trái lan tảo khắp chốn nhân gian. Tết Nguyên Tiêu là men tố, là thời khắc gây nguồn cảm hứng thi ca bất tận.
MÂM LỄ
RẰM
THÁNG GIÊNG: LỄ CÚNG PHẬT
VÀ LỄ
CÚNG GIA TIÊN.
Theo phong tục
của
cha ông để lại,
thì cúng Rằm tháng Giêng vào ngày chính Rằm
(tức
15 âm lịch)
là tốt
nhất.
Còn nếu
với
ai không sắp xếp
được
công việc
để
cúng vào đúng giờ thì có thể
cúng trước
đó 1 ngày, tức 14 tháng Giêng.
Cúng Phật
là mâm lễ
chay thanh tịnh, cùng hương
hoa đèn nến.
Cúng Gia tiên vào giờ
Ngọ,
là mâm lễ
mặn
hoặc
chay với
đầy
đủ
các món ăn tinh khiết của
ngày Tết.
MÂM LỄ
MẶN
GỒM:
- Năm lạng
thịt luộc
- Một
bát canh măng
- Một
đĩa xào thập cẩm
- Một
đĩa nem
- Một
đĩa rau xào
- Một
đĩa giò
- Một
đĩa xôi gấc
- Một đĩa hoa quả
Các vật
phẩm
khác như:
Hương
hoa vàng mã; đèn nến;
trầu
cau; rượu
Đặc
biệt
trong mâm lễ phải
có bánh trôi (chè trôi nước). Ý nghĩa của
việc
ăn bánh trôi ngày Tết Nguyên Tiêu là mong
muốn
mọi
việc
quanh năm được hanh thông, trôi chảy.
Ngoài ra còn có hương hoa, đèn nến,
trầu
cau, một
ít vàng mã, rượu.
VĂN KHẤN
CÚNG RẰM
THÁNG GIÊNG THAM KHẢO:
Kính lạy
Thần
linh Thổ
địa...
Gia tiên họ.... bà cô ông mãnh, chư
vị
tiên linh. Hôm nay là ngày rằm tháng Giêng, năm
...
Chúng con là… Ngụ
tại…
Chúng con thành tâm,
bày biện
hương
hoa, nghi lễ cung trần,
dâng hiến
Tôn Thần,
đốt
nén tâm hương, dốc
lòng bái thỉnh.
Kính xin phù hộ
độ
trì, gia đình con cháu mạnh khỏe,
gia đạo
bình an, sở cầu
như
ý, vạn
sự
tốt
lành, gia đình hoà thuận, trên bảo
dưới
nghe.
Khấn
xong, vái 3 vái.
CHUẨN
BỊ
DỌN
DẸP
BÀN THỜ:
Khi dọn
dẹp
ban thờ
lưu
ý không xê dịch
bát hương,
trước
khi lau dọn nên thắp
1 nén hương
khấn
xin thần
linh thổ
địa,
tổ
tiên về
việc
sẽ
lau dọn
ban thờ
để
chuẩn
bị
lễ
cúng rằm
tháng Giêng. Điều này theo phong tục
dân gian lý giải để
tránh động
ban thờ,
tránh để
thần
linh quở
phạt.
Nên mua hoa tươi
để
dâng ban thờ, tuyệt
đối
không dùng hoa quả giả,
hoa để
dâng ban thờ thường
là hoa cúc vàng, cúc vạn thọ,
huệ
trắng.
Các đồ
dùng để
đựng
các lễ
cúng mặn
như
bát, đĩa, đũa, thìa... cần
phải
sử
dụng
những
đồ
mới,
riêng biệt.
Không nên dùng những
đồ
dùng đã dùng chung, sẵn với
các việc
khác trong gia đình. Bởi, đồ
thờ
cúng cần
phải
sạch
sẽ,
không uế
tạp.
Rằm tháng Giêng là một trong 4 ngày lễ lớn trong năm của người Việt, đặc biệt, Phật tử thường viếng chùa, lễ Phật cầu gia đạo bình an, phong điều vũ thuận, quốc thái dân an. Vì thế, ngày càng đông người đến chùa, lễ Phật, cầu nguyện trong hội rằm tháng Giêng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét