Thứ Hai, 5 tháng 7, 2021

KINH NGHIỆM MỞ QUÁN TRÀ SỮA

KINH NGHIỆM MỞ QUÁN TRÀ SỮA 



 

Mở quán trà sữa để kinh doanh là một trào lưu đang hot mấy năm gần đây, với mức lợi nhuận lên cao gần 50%. Đặt biệt là việc kinh doanh quán trà sữa bán online qua App khá thuận tiện và thu hút được rất nhiều khách hàng, mang lại doanh số khủng.  


Việc kinh doanh trà sữa thời nay cũng có nhiều cạnh tranh rất khốc liệt của rất nhiều ông lớn như: Ding tea, Toco Toco, Royal tea... và các cá nhân kinh doanh trà sữa nhỏ lẻ, đồ ăn vặt, bán trong nhà, vỉa hè, xe kéo... 


Nếu Bạn đang có ý định tham gia vào thị trường mở quán trà sữa thì bạn cần tham khảo bài viết kinh nghiệm mở quán trà sữa sau đây, được tổng hợp từ những người có kinh nghiệm để tìm hướng đi phù hợp, tránh nguy cơ thua lỗ, phá sản hoặc chán nản rời khỏi cuộc chơi.  


1./ XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG: 


Bất cứ ngành nghề kinh doanh nào thì Bạn hãyxác định đối tượng khách hàng của mình một cách thật cẩn thận. Bạn mong muốn đối tượng khách hàng uống trà sữa quán của Bạn như thế nào trong các nhóm đối tượng sau: 


Học sinh, sinh viên: chính là lực lượng khách hàng lòng cốt, chiếm hơn 50% tổng nhu cầu thị trường. Những người trẻ này đi theo nhóm, tiền ít nhưng uống trà sữa với tần suất cao. Phù hợp các quán trà sữa nhỏ, trong hẽm, xe kéo. 


Người làm văn phòng, cặp đôi hẹn hò hay gia đình: nhóm này chiếm thị trường cũng khá cao và là nhóm có tiền nên chi tiêu lớn. Do đi làm nên họ thường đặt hàng vào các buổi trưa, chiều hoặc các buổi tối, ngày nghỉ lễ, cuối tuần. 


2./ XÁC ĐỊNH NGUỒN VỐN ĐỂ MỞ QUÁN: 


Tài chính vẫn là yếu tố quan trọng nhất khi chuẩn bị cho Bạn để mở quán. Các chi phí bao gồm: 


Chi phí thuê mặt bằng, địa điểm. 


Chi phí thiết kế quán, sửa sang cải tạo quán hoặc chi phí mua xa đẩy . 


Chi phí mua săm các trang thiết bị pha chế, đo lường cần thiết cho quán, bàn ghế, ly tách... 


Chi phí mua nguyên liệu để pha chế trà sữa. 


Chi phí hoạt động: tiền lương nhân viên, tiền điện, tiền internet, tiền nước, tiền thuế, 


Các loại phí khác: chi phí làm giấy phép kinh doanh, chi phí marketing.. 


Bạn cũng nên chuẩn bị số tiền dự phòng để có thể duy trì hoạt động quán trong thời gian đầu khai trương tầm 6 tháng, để quán tồn tại. 


Tóm lại: tổng chi phí mở quán trà sữa dao động từ khoảng 3 – 10 triệu, nếu Bạn kinh doanh online, kinh doanh ngoài vỉa hè. Và từ vài trăm triệu cho đến vài tỷ đồng nếu Bạn mở cửa hàng nhượng quyền, hoặc kinh doanh với quy mô vừa và lớn và có thuê mặt bằng theo cách truyền thống.  


3./ HỌC PHA CHẾ TRÀ SỮA VÀ LÊN MENU: 


Bạn nên tham gia 1 khóa học pha chế uy tín hoặc cử nhân viên đi học để nắm được menu hoàn chỉnh và ngon nhất. Từ đó Bạn sẽ nắm được mở quán trà sữa cần những gì, sẽ tìm được các nguồn nguyên liệu giá tốt, chất lượng. Qua đó bạn nắm tổng thể để thiết kế phong cách cho quán và làm menu đồ uống cho quán mình. 


4./ LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM THUÊ MẶT BẰNG: 


Giống như mở quán Cafe thì vị trí mở quán trà sữa quyết định hơn 50% sự thành công khởi nghiệp kinh doanh trà sữa của bạn. Mở quán trà sữa nên ưu tiên ở những nơi gần trường học, tòa nhà văn phòng, khu vui chơi giải trí, siêu thị, công viên hoặc những nơi có lưu lượng người đông đúc.   


Sau khi chọn được khu vực bạn cần mở quán trà sữa thì bạn có thể thuê mặt bằng ở vị trí đẹp để mở quán hoặc mở quán trà sữa vỉa hè, kinh doanh di động trên các xe tải, xe đẩy hoặc những kiot nhỏ ở bên trong trường học, trung tâm thương mại,... đảm bảo khách hàng dễ dàng tìm, nhận biết sản phẩm kinh doanh của bạn và mua sắm khi có nhu cầu.  


5./ LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH QUÁN TRÀ SỮA: 


Bạn hãy lập kế hoạch kinh doanh và lên ý tưởng cho quán của bạn. Có 2 hướng bạn có thể tham khảo là mua thương hiệu hoặc xây dựng thương hiệu riêng. 


MUA THƯƠNG HIỆU: 


Hiện nay rất nhiều chuỗi trà sữa lớn bán thương hiệu như: Dingtea, Gongcha, KOI, Chago… 


Ưu điểm là bạn sẽ có sẳn thương hiệu nổi tiếng, dễ dàng kinh doanh hơn. Và bạn sẽ được cung cấp chuẩn của chuỗi, chất lượng cũng khá yên tâm. 


Nhược điểm: thường đòi hỏi đầu tư lớn và Bạn phải trả tiền đầu tư để mua thương hiệu và công thức có khi lên tới hàng trăm triệu, thậm chí cả tỷ đồng. 


XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU RIÊNG: 


Hình thức này sẽ giúp bạn chủ động trong kinh doanh và tiết kiệm vốn đầu tư để chi trả cho các khoản phí xây dựng và duy trì quán. 


Xác định đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Bạn? Điểm mạnh, điểm yếu của họ? Sự khác biệt giữa bạn và đối thủ? 


6./ LÊN Ý TƯỞNG THIẾT KẾ, THI CÔNG SỮA CHỮA QUÁN: 


Bạn sẽ thiết kế quán trà sữa theo quy mô, hình thức kinh doanh phù hợp như đối tượng khách hàng mục tiêu mà quán của bạn muốn phục vụ, phù hợp tài chính mà bạn có, phù hợp với mặt bằng bạn đang thuê. 


Cần thiết bạn thuê một đơn vị thiết kế và thi công chuyên nghiệp nhằm tạo điểm nhấn và mang phong cách độc đáo cho quán, vừa đảm bảo công năng sử dụng, vừa đảm bảo các yếu tố về thẩm mỹ, không gian. 


Riêng trà sữa vỉa hè, các bạn cũng nên tìm những ý tưởng thiết kế, trang trí quầy hàng, thùng, xe bán trà sữa di động của mình sao cho sạch sẽ, thật nổi bật, thu hút và dễ nhận biết, decal in hình trà sữa cùng những lời quảng cáo hấp dẫn. 


Chi phí thiết kế và thi công 1 quán trà sữa dao động từ 30 triệu đến 100 hay thậm chí 500 triệu tùy quy mô, mức giá thường sẽ tính theo m2, dao động trên dưới 200.000đ/m2 tùy diện tích. Với các quán trà sữa vỉa hè, chi phí thiết kế, trang trí xe đẩy bán hàng dao động từ 1 đến vài triệu. 


7./ HOÀN THIỆN MENU CHO QUÁN: 


Kinh doanh trà sữa bạn cần suy nghĩ về những loại trà sữa mà quán của bạn có thể phục vụ và cách thể hiện chúng trên manu (thực đơn). Một menu thiết kế chuyên nghiệp, cần hình ảnh, cách bố trí các loại đồ uống trên manu, font chữ mô tả, giá bán,...  


Menu quán trà sữa cần có những hương vị nổi bật, khác biệt của quán và cho chúng lên trên đầu để kích thích sự tò mò của khách hàng. 1 cốc trà sữa không topping lãi không được nhiều, nhưng nếu thêm topping vào bạn sẽ có thể bán với giá cao hơn khá nhiều.  


Nếu bạn đã tham gia 1 khóa học về pha chế, thì bạn đã có đầy đủ kiến thức và hiểu biết về trà sữa để làm cho quán của mình 1 menu hoàn chỉnh.1 menu quán tốt hoàn chỉnh nên được chia thành các nhóm đồ uống cụ thể, cho khách hàng nhiều sự lựa chọn với từ 30 món, với các món đồ uống thịnh hành và đa dạng về hương vị, topping. 


8./ HOÀN THIỆN THỦ TỤC PHÁP LÝ CHO QUÁN: 


Việc kiểm tra hành chính về chất lượng sản phẩm, nguồn nguyên liệu tạo sản phẩm, giấy phép kinh doanh, thuế, giấy an toàn vệ sinh thực phẩm của cơ quan chức năng sẽ thường xuyên. Khi kinh doanh quán trà sữa với quy mô vừa và lớn các bạn cần hoàn tất đầy đủ các giấy tờ pháp lý trước khi mở quán, đối với quán trà sữa vỉa hè, các bạn có thể bỏ qua bước này.  


9./ NHỮNG DỤNG CỤ CẦN THIẾT KHI MỞ QUÁN TRÀ SỮA: 


Máy dập nắp: máy dập nắp sẽ giúp bạn niêm phong lượng nước trà trong ly, nhằm an toàn tránh đổ ra ngoài và vệ sinh. Giá máy dập nắp trên thị trường từ 8 - 12 triệu/máy gồm dập tay và dập tự động. 


Nồi nấu trà: Đây là dụng cụ bắt buộc phải có trong bất cứ quán trà sữa chuyên nghiệp nào. Các bạn cũng có thể nấu trà bằng bếp gas, bếp điện. 


Bình ủ trà: một chiếc bình ủ trà thường dung tích 12 lít đang được bán với giá 1 triệu, bạn có thể sắm 1 hoặc nhiều chiếc bình ủ trà dạng này cho mình. 


Máy định lượng đường: giá của chiếc máy này dao động từ 2-3 triệu hoặc bạn định lượng độ ngọt theo cách thủ công. 


Ngoài những chiếc máy pha chế ở trên, các bạn có thể mua sắm máy khác nếu có kinh phí như: máy xay sinh tố, máy làm lạnh, máy làm đá,... 


Tuy nhiên để tiết kiệm chi phí, các bạn có thể mua đồ thanh lý lại để mở quán, mua máy cũ sẽ giúp bạn tiết kiệm 50%-60% chi phí đầu tư. 


10./ CÁC NGUYÊN LIỆU CẦN CÓ KHI MỞ QUÁN TRÀ SỮA: 


Bạn cũng cần biết chỗ mua thành phần, nguyên liệu cần sử dụng để pha chế trà sữa, nên lựa chọn những nguồn cung cấp nguyên liệu chất lượng, uy tín giá tốt để tồn tại lâu dài, các loại nguyên liệu, vật liệu cần chuẩn bị là: 


TRÀ: quán trà sữa thì đa dạng các loại trà để làm trà sữa. 


CÁC LOẠI HƯƠNG LIỆU: trà sữa chia làm 2 loại chính: trà sữa dùng trà và trà sữa vị. Mỗi loại trà lại sử dụng các loại hương liệu khách nhau như bột trà sữa, syrup, đường nước… 


TOPPING: topping quyết định tới 50% sự thành công của trà sữa, có hàng chục loại topping khác nhau như: trân châu đen, trân châu trắng, thạch thủy tinh, thạch hoa quả, thạch dừa, đậu đỏ… 


CÁC VẬT LIỆU CẦN DÙNG: Cốc nhựa, màng dập, ống hút, muỗng, thìa…  


11./ CHUẨN BỊ NHÂN SỰ CHO QUÁN TRÀ SỮA: 


Nếu kinh doanh với quy mô nhỏ, vĩa hè, xe đẩy thì bạn có thể tự mình làm tất cả các công việc như nhận order của khách, pha chế, phục vụ, dọn dẹp quán, giữ xe, tính tiền… tất nhiên bạn đã có kiến thức về pha chế trà sữa. 


Nếu mở quán trà sữa với quy mô lớn hơn, bạn cần phải thuê nhân viên hỗ trợ, việc pha chế trà sữa không khó nên bạn có thể thuê nhân viên mới và về đào tạo lại hoặc cho đi học pha chế. Giá thuê nhân viên thời vụ bán thời gian có thể giao động từ 15k-20k/người 1 giờ tùy trình độ và kinh nghiệm. Mức lương cho nhân viên cố định phục vụ lâu dài quán trà sữa toàn thời gian dao động từ 4-8 triệu/tháng tùy vào vị trí.    


Để quán vận hành tốt Bạn hãy bắt đầu từ việc huấn luyện đào tạo nhân viên về pha chế, phục vụ, chào hỏi, niềm nở, thanh toán và cung cách phục vụ khách hàng, trang phục chỉnh tề.  


12./ MARKETING VÀ TIẾP THỊ CHO QUÁN TRÀ SỮA: 


Bạn cần lên kế hoạch tiếp thị, quảng bá cho quán trà sữa của mình. Kinh nghiệm mở quán bán trà sữa thành công cho thấy, các chiến lược quảng bá online, offline cần được thực hiện trước ngày khai trương từ 1-2 tuần và triển khai liên tục trong quá trình kinh doanh sau này. 


Quảng bá online trên các mạng xã hội hay các ứng dụng App đặt đồ ăn, phổ biến trên Instagram, Facebook Fanpage, Tik Tok, Youtube và các kênh đặt đồ uống online của giới trẻ như Now, Foody, timdiadiem, Grabfood, Beamin, lozi,... 


Quảng bá offline như: phát tờ rơi, tặng bóng bay, giảm giá bán, ưu đãi mua 3 tặng 1, tổ chức sự kiện, khuyến mãi giờ vàng, tặng voucher, tặng  50% với 100 người đầu tiên khai trương, mời người nổi tiếng đến dự ngày khai trương... 


Ngoài ra, các bạn cũng nên tận dụng các mối quan hệ cá nhân của mình, bạn bè, người thân, người quen để thực hiện các chương trình marketing truyền miệng, kêu gọi mọi người đến quán dùng sản phẩm, review sản phẩm. 


Trên đây là 12 bước đã chia sẻ cho bạn cách mở quán trà sữa cùng kinh nghiệm mở quán trà sữa thành công. Hy vọng hững thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc startup, xây dựng kế hoạch kinh doanh của mình. 


Bây giờ bạn hãy đi ra ngoài, đến tầm 10 quán trà sữa đang kinh doanh khác nhau để trãi nghiệm, uống trà sữa và quan sát, phân tích, học hỏi các thức vận hành, hoạt động của họ. Từ đó hãy tạm set up một quán trà sữa nhỏ để chạy thử, góp ý từ khách hàng, người thân, bạn bè và dần rút kinh nghiệm cho mình. Sau đợt chạy thử này bạn sẽ tự tin để thực hiện ý tưởng start up bằng cách mở quán trà sữa lớn mình. 

 

Chúc bạn thành công! 


 


  

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

FOLLOW US